PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 74. Sở Đà Nẵng ( Lần 1 ) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 28 câu, 04 trang) Thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm Họ và tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh: ............... Phòng thi:............  Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Cl = 35,5, Na=23, Mg = 24, Ca = 40, Cu = 64, Zn = 65.  Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nhôm là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, tồn tại ở các dạng khoáng vật như đất sét, quặng bauxite, cryolite,.. Thành phần hóa học chính của quặng bauxite là A. Al 2 O 3 .2H 2 O. B. Na 3 AlF 6 . C. KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O. D. Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O. Câu 2: Một loại nước cứng có chứa các ion sau: Mg 2+ , Ca 2+ , Cl  , SO 2 4  , HCO 3 . Phương pháp hoặc chất không thể làm mềm loại nước cứng trên là A. phương pháp trao đổi ion. B. Na 2 CO 3 . C. K 3 PO 4 . D. HCl. Câu 3: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được alcohol có công thức cấu tạo là A. CH 3 OH. B. C 2 H 4 (OH) 2 . C. C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 5 OH. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polymer thường tan nhiều trong nước. B. Polymer có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Polymer thường dễ bay hơi. D. Polymer bị nóng chảy khi đun nóng gọi là polymer nhiệt dẻo. Câu 5: Carbohydrate nào sau đây chỉ tồn tại cấu tạo mạch vòng? A. Glucose. B. Maltose. C. Saccharose. D. Fructose. Câu 6: Thủy phân tripeptide Y mạch hở thu được glycine, alanine và valine. Bằng các thí nghiệm khác đã xác định được Y có amino acid đầu C là valine, amino acid đầu N là glycine. Công thức cấu tạo của Y là A. Ala-Gly-Val. B. Gly-Ala-Val. C. Val-Gly-Ala. D. Val-Ala-Gly. Câu 7: Cho biết dãy thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử sau: Cặp oxi hóa - khử Fe 2+ /Fe Co 2+ /Co Mn 2+ /Mn Zn 2+ /Zn Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 -0,28 -1,18 -0,76 Ở điều kiện chuẩn, trong các ion Fe 2+ , Co 2+ , Mn 2+ , Zn 2+ thì ion có tính oxi hoá mạnh nhất là A. Fe 2+ . B. Zn 2+ . C. Mn 2+ . D. Co 2+ . Câu 8: Cellulose không có tính chất nào sau đây? A. Hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng. B. Phản ứng với nước Schweizer (Svayde). C. Phản ứng với nitric acid (H 2 SO 4 đặc, t o ) D. Bị thủy phân trong môi trường acid. Câu 9: Trong phức chất [Fe(H 2 O) 6 ] 2+ , liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử là A. liên kết ion. B. liên kết cho - nhận. C. liên kết cộng hoá trị không phân cực. D. liên kết hydrogen. Câu 10: Sáp ong do ong thợ tiết ra, xây dựng thành tổ ong để lưu trữ mật ong và bảo vệ ấu trùng. Sáp ong có thành phần chính là triacontanyl palmitate (C 15 H 31 COOC 30 H 61 ). Ester này thuộc loại A. không no, đa chức. B. không no, đơn chức. C. no, đơn chức. D. no, đa chức. Câu 11: Amine X phản ứng với nitrous acid (HNO 2 ) thu được propan-1-ol. Tên gọi của X là A. ethylamine. B. propan-1-amine. C. methylamine. D. propan-2-amine. Câu 12: Nhờ tính chất vật lí nào sau đây mà ta có thể uốn cong được kim loại? A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính cứng. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào trong nhóm IIA phản ứng chậm với nước? A. Ca. B. Mg. C. Sr. D. Ba.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không giúp hạn chế sử dụng một số loại chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường? A. Sử dụng vật liệu phân hủy sinh học. B. Mang theo túi đựng khi đi mua sắm. C. Tái chế và tái sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa. D. Tăng sử dụng các loại bao bì, túi nylon. Câu 15: Điện phân dung dịch copper(II) sulfate với 2 điện cực đều làm bằng than chì thì A. ban đầu có khí thoát ra ở cathode. B. nước không tham gia vào quá trình điện phân. C. khối lượng cathode tăng lên. D. nồng độ ion Cu 2+ trong dung dịch không đổi. Câu 16: Để phân biệt các ion Li + , Na + , K + sử dụng A. màu ngọn lửa khi đốt. B. thuốc thử là dung dịch Ba(OH) 2 . C. thuốc thử là dung dịch CuSO 4 . D. thuốc thử là khí CO 2 . Câu 17: Sodium lauryl sulfate là một trong những chất giặt rửa tổng hợp phổ biến có công thức cấu tạo như sau: Đặc điểm của nhóm được khoanh tròn trong công thức trên là gì? A. Kị nước. B. Tạo kết tủa với nước cứng. C. Không phân cực. D. Ưa nước. Câu 18: Ngày 19/3/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm nghiệm viên kẹo rau Kera có chứa 33,4 gam sorbitol/100 gam kẹo. Công dụng thuốc sorbitol là điều trị táo bón và khó tiêu; tùy vào đối tượng là người lớn hoặc trẻ em, liều dùng thuốc sorbitol sẽ khác nhau; tuy nhiên sorbitol không được xem là thực phẩm như kẹo. Sorbitol được điều chế từ tinh bột bắp theo quy trình sau: thủy phân tinh bột bắp thành glucose, sau đó hydrogen hóa glucose để tạo sorbitol. Số nhóm chức alcohol trong phân tử sorbitol là bao nhiêu? A. 11. B. 5. C. 6. D. 12.-------------------------------------- PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Khi cho carboxylic acid X tác dụng với alcohol Y (H 2 SO 4 đặc, đun nóng) thu được ester Z có công thức khung phân tử như sau: O O a) Phản ứng tạo ra Z từ X và Y là phản ứng xà phòng hóa. b) Carboxylic acid X có tên thay thế là ethanoic acid. c) Y là alcohol bậc II. d) Khi cho 3,00 gam X tác dụng với 3,52 gam Y thu thu được 3,90 gam Z thì hiệu suất phản ứng tạo ra Z là 60%. Câu 2. Trong quá trình làm thí nghiệm về nhận biết các cation của kim loại nhóm IIA, một học sinh làm các thí nghiệm như sau ở 20 o C: Thí nghiệm 1: Cho 3 mL dung dịch CaCl 2 vào ống nghiệm, thêm tiếp 2 mL dung dịch NaOH. Thí nghiệm 2: Cho 3 mL dung dịch MgCl 2 vào ống nghiệm, thêm tiếp 2 mL dung dịch NaOH. Trong cả 2 thí nghiệm học sinh đều thu được kết tủa. Để giải thích cho hiện tượng thí nghiệm này, học sinh trên đã tra cứu độ tan của các chất ở 20 o C như sau: Chất Ca(OH) 2 Mg(OH) 2 NaCl Độ tan (g/100 g H 2 O) 0,173 0,00125 36 a) Kết tủa thu được ở thí nghiệm 1 là Ca(OH) 2 . b) Ở 20 o C Ca(OH) 2 ít tan trong nước hơn Mg(OH) 2 . c) Ở 20 o C dung dịch bão hoà Ca(OH) 2 có khối lượng riêng 1,01 g/mL thì có nồng độ Ca(OH) 2 khoảng 0,02357M. d) Biết rằng ở 20 o C trong dung dịch có [Ca 2+ ].[OH - ] 2 > 5,4.10 -6 thì xuất hiện kết tủa. Khi thực hiện thí nghiệm cho 20 mL dung dịch CaCl 2 0,01 M tác dụng với 30 mL dung dịch NaOH 0,1 M ở 20 o C thì có thu được kết tủa. (xem thể tích dung dịch sau phản ứng bằng 50 mL).
Câu 3. Khi học về tốc độ phản ứng hóa học, một nhóm học sinh đã đưa ra giả thiết sau: “Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ (mol/L) của các chất (ion) tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của các chất (ion) đó trong phương trình hóa học”. Để kiểm định giả thiết đó học sinh làm thí nghiệm đo tốc độ phản ứng: 3I – (aq) + 2- 28SO (aq) - 3I (aq) + 2- 42SO (aq) với kết quả ghi ở bảng sau: [I − ], M 2- 28SO, M Tốc độ (tương đối) của phản ứng 0,001 0,001 1 0,002 0,001 2 0,002 0,002 4 a) Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng giảm đi. b) Trong biểu thức tính tốc độ tức thời v = k.[ [I − ]] m [S 2 O 8 2− ] n , k là hằng số tốc độ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất phản ứng. c) Hằng số tốc độ k càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng càng lớn. d) Với kết quả thí nghiệm trên, nhận định ban đầu của nhóm học sinh là đúng. Câu 4. Khi nghiên cứu về tính base của amine, học sinh Minh cho rằng amine có tính base trong trong dung môi là nước, học sinh Vy lại cho rằng amine có tính base ngay cả khi không có dung môi. - Để chứng minh amine có tính base trong môi trường nước, Minh đã làm thí nghiệm sau: + Bước 1: Lấy 5 mL dung dịch CH 3 NH 2 vào ống nghiệm, thêm tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch phenolphthalein. + Bước 2: Thêm tiếp dung dịch HCl vào ống nghiệm đến khi dung dịch trong suốt. - Để chứng minh amine có tính base ngay cả khi không có dung môi, Vy đã làm thí nghiệm bằng cách cho 2 lọ đều mở nắp chứa dung dịch CH 3 NH 2 đặc và HCl đặc lại gần nhau, thì thấy có khói trắng xuất hiện. a) Ở thí nghiệm của bạn Minh, sau bước 1 dung dịch chuyển sang màu xanh. b) Ở thí nghiệm của bạn Minh, chỉ cần tới bước 1 cũng chứng minh được CH 3 NH 2  có tính base. c) Khói trắng xuất hiện trong thí nghiệm của bạn Vy có công thức là CH 3 NH 3 Cl. d) Thí nghiệm của bạn Vy chứng minh được ngay cả không có dung môi nước CH 3 NH 2 cũng có tính base. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong phân tử triolein có x liên kết π và 1 mol triolein phản ứng tối đa với y mol H 2 (Ni, t o ). Giá trị x + y bằng bao nhiêu? Câu 2. Kim loại X thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân lớn nhất so với các kim loại trong dãy. Số hiệu nguyên tử của X là bao nhiêu? Câu 3. Liên kết đôi C=C bị oxi hóa bằng phản ứng ozone phân khử tạo ra các sản phẩm hữu cơ chứa oxygen. Nếu thực hiện ozone phân và khử ngay bằng chất khử êm dịu như dimethyl sulfide (CH 3 ) 2 S thì thu được sản phẩm theo sơ đồ sau: Cho hydrocarbon X mạch hở có công thức phân tử C 9 H 16 ozone phân khử theo điều kiện trên thì thu được 3 chất hữu cơ là CH 3 COCH 3 , CH 2 (CHO) 2 và CH 3 CH 2 CHO. Cho X tác dụng với Br 2 (CCl 4 ) thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử C 9 H 16 Br 4 . Khi đánh số trên mạch chính để đọc tên Y theo danh pháp IUPAC thì tổng chỉ số vị trí nhánh và nhóm thế là bao nhiêu? Câu 4. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng phân hủy muối calcium carbonate: CaCO 3 (s) ot CaO(s) + CO 2 (g) Δ0 r298H179,20kJ Nung hoàn toàn 1 tấn đá vôi (có hàm lượng CaCO 3 là 80%, còn lại là tạp chất trơ) bằng nhiệt lượng đốt cháy than đá (giả sử chỉ chứa carbon và tạp chất trơ, sản phẩm cháy chỉ có CO 2 ), biết o f298H (CO 2 (g)) = -393,50 kJ/mol. Biết rằng chỉ có 71,68% lượng nhiệt đốt cháy than sử dụng cho phản ứng nung vôi. Số kmol CO 2 đã thải ra trong môi trường trong quá trình trên là bao nhiêu (1 kmol = 1000 mol)? (làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 5. Tiến hành xác định độ tinh khiết của một mẫu hợp kim Cu-Zn (Cu chiếm hơn 80% khối lượng), người ta tiến hành điện phân với cực dương là mẫu hợp kim nặng 10,4 gam, cực âm là than chì và nhúng trong dung dịch ZnSO 4 . Cường độ dòng điện không đổi I = 2 A. Sau thời gian điện phân t = 15661,95 giây thì anode tan vừa hết. Độ tinh khiết của Cu trong mẫu hợp kim là bao nhiêu phần trăm (làm tròn đến hàng đơn vị)? Biết Q = It = nF với n là số mol electron trao đổi, F = 96500 C/mol. Câu 6. Các loại nước uống được đánh số thứ tự và thành phần như sau: Số thứ tự Tên nước uống Năng lượng và thành phần trong trong 100ml Năng lượng Chất đạm/protein Chất béo/Fat Carbohydrate

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.