Content text 11. BÀI 11 - PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ (File học sinh).docx
BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Phương pháp Nguyên tắc Cách tiến hành ứng dụng Phương pháp chưng cất. Chưng cất là sự tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn Phương pháp chiết Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau Chiết lỏng – lỏng: thường dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước Chiết lỏng – lỏng: Tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn Chiết lỏng – rắn: ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản Phương pháp kết tinh Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ + Hòa tan chất rắn lẫn tạp chất vào dung môi để tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao + Lọc nóng loại bỏ chất không tan + Để nguội và làm lạnh dung dịch thu được, chất cần tinh chế sẽ kết tinh + Lọc để thu được chất rắn Dùng để tách và tinh chế chất rắn Sắc kí cột Là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh + Pha động là dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột + Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt lớn, có khả năng hấp phụ khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách + Sử dụng các cột thủy tinh có chứa các chất hấp phụ dạng bột (pha tĩnh) + Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí + Cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí + Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách Dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau
B. CÂU HỎI BÀI HỌC Câu 1: [KNTT - SGK] Trong quá trình chưng cất, tỉ lệ ethanol/nước giảm dần hay tăng dần, biết rằng ethanol có nhiệt độ sôi thấp hơn nước? Vai trò của thùng nước lạnh là gì? Câu 2: [KNTT - SGK] Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol ban đầu và nước là bao nhiêu? So sánh với nhiệt độ sôi của ethanol. Dự đoán độ cồn của sản phẩm thay đổi như thế nào so với rượu ban đầu. Giải thích. Câu 3: [KNTT - SGK] Phương pháp chưng cất thường được áp dụng trong trường hợp nào? Hãy lấy ví dụ trong thực tế. Câu 4: [KNTT - SGK] Tìm các ví dụ trong thực tế cuộc sống đã áp dụng phương pháp chiết. Mô tả cách thực hiện và cho biết em đã áp dụng phương pháp chiết lỏng - lỏng hay chiết lỏng - rắn. Câu 5: [KNTT - SGK] Đường được làm từ mật mía và chưa qua tinh luyện thường được gọi là đường đỏ (hoặc đường vàng). Trong đường đỏ có các chất màu và tạp chất. Để tinh luyện đường đỏ thành đường trắng, người ta làm như sau: - Hoà tan đường đỏ vào nước nóng, thêm than hoạt tính để khử màu, khuấy, lọc để thu được dung dịch trong suốt không màu. - Cô bớt nước, đề nguội thu được đường trắng ở dạng tinh thể. Hãy cho biết trong hai loại đường đỏ và đường trắng, đường nào tinh khiết hơn. Câu 6: [KNTT - SGK] Hãy cho biết bản chất của các cách làm sau đây thuộc loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào? a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. b) Nấu rượu uống. c) Ngâm rượu thuốc. d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. Câu 7: [KNTT - SGK] Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol ban đầu và nước là bao nhiêu? So sánh với nhiệt độ sôi của ethanol. Câu 8: [CTST - SGK] Khi chưng cất dung dịch ethanol và nước (Hình 9.1), chất nào sẽ chuyển thành hơi sớm hơn? Khi gặp lạnh, hơi ngưng tụ thành chất lỏng chứa chủ yếu chất nào? Biết nhiệt độ sôi của ethanol và nước lần lượt là 78,3 oC và 100 oC . Câu 9: [CTST - SGK] Giải thích vì sao trên ống sinh hàn, đầu nước vào và đầu nước ra phải đặt đúng vị trí như Hình 9.1 mà không được đặt ngược lại. Câu 10: [CTST - SGK] Hãy cho biết vai trò của đá bọt trong Thí nghiệm 1. Câu 11: [CTST - SGK] Giải thích hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 2. Câu 12: [CTST - SGK] Tại sao phải kết tinh lại nhiều lần để thu được chất tinh khiết? Câu 13: [CTST - SGK] Quan sát Hình 9.3, hãy cho biết chất nào có tốc độ dịch chuyển lớn nhất.
Câu 14: [CTST - SGK] Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm benzene và aniline. Cho biết nhiệt độ sôi của benzene là 80,1 oC , aniline là 184,1 oC . Câu 15: [CTST - SGK] Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì? Câu 16: [CTST - SGK] Trong quy trình sản xuất đường từ cây mía (hình bên), phương pháp kết tinh được sử dụng trong công đoạn nào? Câu 17: [CTST - SGK] Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ là neem có thể ức chế sự sao chép của virus Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít là neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào. Câu 18: [CD - SGK] Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 0 C là 112 g/100 g nước; ở 25 0 C là 74 g/100 g nước. Tính khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate ở 60 0 C xuống 25 0 C. Câu 19: [CD - SGK] Nước mía ép là dung dịch chưa bão hòa với thành phần chất tan chủ yếu là đường (còn gọi là đường kính, saccharose). Cần sử dụng phương pháp nào để thu được đường kính từ nước mía? Câu 20: [CD - SGK] Quan sát Hình 9.4 và cho biết trong điều kiện thí nghiệm thì: a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn? b) Chất màu đỏ hay chất màu xanh tan tốt hơn trong dung môi?
Câu 21: [CD - SGK] Ethyl iodide có khối lượng riêng là 1,94 g mL -1 và có nhiệt độ sôi là 72,0 0 C. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g mL -1 và có nhiệt độ sôi là 78,3 0 C. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường bị lẫn ethanol. Đề xuất phương pháp tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol. Câu 22: [CD - SGK] Hình 9.5 mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau. a) Phương pháp nào đã được sử dụng để tách các chất ra khỏi nhau trong trường hợp này? b) Tên quá trình chuyển trạng thái của các chất từ vị trí A sang vị trí B, từ vị trí B sang vị trí C là gì? c) Thành phần các chất ở các từ vị trí A và C có giống nhau không? Vì sao Câu 23: [CD - SGK] Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g mL -1 .