Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 34 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 34 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết: ; ; ; . PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là A. chuyển động cơ. B. chuyển động quang. C. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ. Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 3: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho A. 1 g đồng nóng lên thêm 1 o C là 380 J. B. 1 g đồng nóng lên thêm 2 o C là 380 J. C. 1 kg đồng nóng lên thêm 1 o C là 380 J. D. 1 kg đồng nóng lên thêm 2 ∘ C là 380 J. Câu 4: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 20 o C lên 30 o C là A. 83,6 kJ. B. 83600 kJ. C. 41800 kJ. D. 41,8 kJ. Câu 5: Cho biết nước đóng băng ở nhiệt độ 0 o C trong thang đo Celsius, 273 K trong thang đo Kelvin; một vật có nhiệt độ tăng 1 o C tương ứng tăng 1 K. Nhiệt độ vào một ngày mùa đông ở Quảng Ngãi là 15 o C thì nhiệt độ này tương ứng với A. 85 K. B. 300 K. C. 288 K. D. 258 K. Câu 6: Ở cùng một nhiệt độ, các loại phân tử khí khác nhau trong không khí chuyển động với A. cùng tốc độ. B. tốc độ khác nhau. C. cùng thế năng. D. thế năng khác nhau. Câu 7: Trong hệ toạ độ thể tích – nhiệt độ tuyệt đối (V – T) với trục hoành là trục nhiệt độ tuyệt đối và trục tung là trục thể tích của khí, đường biểu diễn quá trình đẳng áp là A. đường thẳng song song với trục hoành. B. đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc toạ độ. C. đường thẳng song song với trục tung. D. một nhánh của hypebol. Câu 8: Trong hiện tượng nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi? A. Không khí bị đun nóng trong một bình thép kín. B. Không khí bên trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước phồng lên như cũ. C. Không khí trong một quả bóng bay bị em bé bóp bẹp. D. Không khí trong một quả bóng bay được đặt trong một căn phòng có nhiệt độ không đổi. Câu 9: Một lượng khí có thể tích 200 cm 3 ở nhiệt độ 16 o C và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là A. 18,4 cm 3 . B. 1,84 m 3 . C. 184 cm 3 . D. 1,02 m 3 . Câu 10: Trường hợp nào trong hình sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn?
A. B. C. D. Câu 11: Lõi máy biến áp nóng lên khi hoạt động chủ yếu là do A. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sơ cấp. B. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp. C. tác dụng nhiệt của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong lõi thép khi có từ thông biến thiên qua lõi thép. D. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn thứ cấp nối với mạch ngoài. Câu 12: Một đoạn dây dẫn dài 2 cm nằm trong từ trường, dòng điện chạy qua có cường độ 1 A. Một nam châm tạo từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 0,5 T và hợp với dây dẫn một góc 30°. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có độ lớn là A. 10.10 -2 N. B. 0,5.10 -2 N. C. 1,0.10 -2 N. D. 50.10 -2 N. Câu 13: Một dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi A. đổi chiều dòng điện ngược lại. B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ. Câu 14: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm , vectơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía Tây. Vào thời điểm đó, vectơ cường độ điện trường đang có A. độ lớn bằng không. B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông. C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. D. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Câu 15: Hạt nhân nguyên tử gồm A. electron và proton. B. neutron và proton. C. neutron và electron. D. electron và pozitron. Câu 16: Một hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì hạt nhân đó A. có năng lượng liên kết càng lớn. B. có năng lượng liên kết không đổi. C. có năng lượng liên kết càng nhỏ. D. càng bền vững. Câu 17: Phần lớn năng lượng giải phóng trong phản ứng phân hạch là A. năng lượng toả ra do phóng xạ của các mảnh. B. động năng các neutron phát ra. C. động năng của các mảnh. D. năng lượng các photon của tia γ. Câu 18: Máy phát điện xoay chiều có stato là nam châm điện có thể thay đổi được cường độ dòng điện qua nam châm. Rôto là cuộn dây có số vòng và tiết diện không thay đổi. Khi rôto quay ổn định, thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện, dùng tesla kế đo cảm ứng từ B (mT) qua cuộn dây và dùng vôn kế đo suất điện động E (V) ở hai đầu cuộn dây. Kết quả được biểu diễn bởi đồ thị như hình bên.