Content text CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN HỖN HỢP CHIA PHẦN - FILE ĐỀ.docx
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN HỖN HỢP CHIA PHẦN A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Thực tế bài toán hỗn hợp chia phần cũng giống như các bài toán tính theo phương trình hóa học khác. - Thực hiện các bước của bài toán tính theo phương trình. Xác định khối lượng, mol của các chất ở mỗi phần để thực hiện các yêu cầu của đề bài. - Nếu đề bài không nói hỗn hợp chia thành các phần bằng nhau thì ta hiểu đó là dạng bài chia phần không bằng nhau. + Thông thường ta sẽ biết được số mol và khối lượng của 1 phần. phần còn lại ta đặt một hằng số k bắt kì. (k là độ chênh lệch về tỉ lệ khối lượng giữa phần 1 và phần 2). + Giả sử số mol của phần 1 là a, b, c mol, thì số mol ở phần 2 sẽ là ka, kb, kc. - Ta sẽ lập phương trình theo 2 phần của đề bài để tìm ra k, hoặc rút gọn k để đi đến kết quả cuối cùng. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Bài toán hỗn hợp chia phần bằng nhau Bài 1: Hỗn hợp A gồm Ba, Al, Mg được làm 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan vào nước dư thì sinh ra 9,916 lít khí H 2. - Phần 2: Hòa tan trong dd Ba(OH) 2 dư thì sinh ra 11,4034 lít H 2. - Phần 3: Hòa tan trong dd H 2 SO 4 loãng, dư thu được 15,122 lít H 2. Các pư xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đkc 1 bar, 25 o C. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong A. Bài 2. Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Mg làm 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với nước dư sinh ra 9,916 lít khí. - Phần 2: Tác dụng dung dịch KOH dư thì thấy sinh ra 17,353 lít khí. - Phần 3 : Tác dụng với dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 29,748 lít khí. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. Bài 3. Chia hỗn hợp gồm Al, Ba, Fe thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với nước dư sinh ra V lít khí - Phần 2: Tác dụng dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thấy sinh ra 11V 8 lít khí - Phần 3 : Tác dụng với dd HCl, phản ứng xong thu được 7V 4 lít khí Các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra b)Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. Bài 4: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe có khối lượng m (gam). Tiến hành 3 TN sau: - TN1: Cho m (gam) X vào nước dư thu được V (lít) H 2. - TN2: Cho m (gam) X vào dung dịch NaOH dư thu được 11V 8 lít H 2. - TN3: Cho m (gam) X vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 19V 8 (lít) H 2. Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
thu được m gam chất rắn Y và 7,2 gam nước. Tính m và % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Bài 17: Hợp chất A tạo bởi kim loại M có hóa trị không đổi và phi kim X (ở chu kì 3, nhóm VI). Lấy 13 gam A chia làm hai phần: - Phần 1: đốt cháy hoàn toàn bằng khí với oxygen tạo ra khí Y. - Phần 2: tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí Z. Trộn Y và Z thu được 7,68 gam kết tủa vàng và còn lại một chất khí mà khi gặp nước chlorine tạo dung dịch T. Cho T tác dụng với AgNO 3 dư được 22,96 gam kết tủa. Tìm CTHH của A. Bài 18. Có một hỗn hợp B gồm Aluminium và Iron (II, III) oxide. Lấy 32,22 gam hỗn hợp B đem nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần. - Phần 1: tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 2,2311 lít H 2 (đkc). - Phần 2: Hòa tan hết vào lượng dư acid HCl tạo ra 8,9244 lít H 2 (đkc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính số gam Iron (II, III) oxide có trong 32,22 gam hỗn hợp B. Bài 19. Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn , Fe , Al tác dụng với dung dịch chứa HCl và H 2 SO 4 loãng,dư thu được 11,156 lít khí H 2 . Mặt khác 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,8173 lít khí Cl 2 . Các khí đo ở điều kiện chuẩn. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X. Bài 20. Nung 93,9 gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 và Al trong môi trường chân không. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. chia Y làm 2 phần: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,4874 lít H 2 Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,618 lít H 2 biết các khí đo ở đkc. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X. (Các khí đo ở điều kiện chuẩn 1 bar, 25 o C) Bài 21. Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu. Cho 18,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,958 lít H 2 (đkc). Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,175 mol Cl 2 (đkc). a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Cho 18,5 gam hỗn hợp X tác dụng với O 2 thu được 23,7 gam hỗn hợp oxide Y gồm ZnO, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , CuO. Để hòa tan hết 23,7 gam Y cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Tính giá trị của V. { ĐS : Zn%m = 35,14% ; Fe%m = 30,27% ; Cu%m = 34,59% ; V = 650ml } Bài 22. Dẫn khí H 2 dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , MgO, CuO ( nung nóng ) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2M. a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b) Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X. Bài 23. Nung nóng hoàn toàn m 1 gam hỗn hợp A gồm Fe và S (trong chân không) thu được 20,4 gam hỗn hợp rắn B. Chia B làm 2 phần: -Phần 1: Hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,2395 lít hỗn hợp khí (đkc) -Phần 2 ( nhiều hơn): Đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn khí sản phẩm vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 19,2 gam kết tủa trắng dung dịch sau phản ứng chênh lệch m 2 (gam) so với dung dịch kiềm. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính m 1 , m 2 và khối lượng mỗi chất trong các hỗn hợp A và B. BÀI TẬP THAM KHẢO LỜI GIẢI