PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giải đề B02-2k8.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2026 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trên thang đo nhiệt độ nào mà nhiệt độ không bao giờ âm? A. Celsius ( 0C). B. Fahrenheit (F). C. Kelvin (K). D. không có. Câu 2: Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. C. Sự nở vì nhiệt của chất khí. D. Cả 3 đều đúng Câu 3: Đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ chuyển động nhiệt của các phân tử vật chất cấu tạo nên vật là A. nhiệt độ. B. nhiệt năng. C. nhiệt giai. D. nhiệt dung. Câu 4: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế điện tử D. Tốc kế Câu 5: Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là A. T( K) = t( ∘C)/273,15. B. t( ∘C) = T( K) − 273,15. C. t( ∘C) = T( K)/273,15. D. t( ∘C) = 273,15 − T( K). Câu 6: Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius? A. Kí hiệu của nhiệt độ là t. B. Đơn vị đo nhiệt độ là ∘C. C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 0 ∘C. D. 1 ∘C tương ứng với 273 K. Câu 7: Nối nhiệt độ phù hợp với các tình huống sau đây. (1) Nhiệt độ của cơ thể người a) 1085∘C (2) Nhiệt độ nước đá b) 37∘C (3) Nhiệt độ nóng chảy của đồng c) 0 ∘C A. (1) − b, (2) − a, (3) −c B. (1) − b, (2) − c, (3) − a C. (1) − a, (2) − b, (3) − c D. (1) − c, (2) − b, (3) − a Câu 8: Lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước là vì A. nước dãn nở vì nhiệt kém rượu. B. nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100∘C C. nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ 100∘C D. nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều. Mã đề thi B02
Câu 9: Khi nói đến nhiệt độ của một vật ta thường nghĩ đến cảm giác "nóng" và "lạnh" của vật nhưng đó chỉ là tương đối vì cảm giác mang tính chủ quan. Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến A. năng lượng nhiệt của các phân tử. B. khối lượng của vật. C. trọng lượng riêng của vật. D. động năng chuyển động tịnh tiến của vật. Câu 10: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. Câu 11: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80∘C và 357∘C. A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế thủy ngân Câu 12: Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? A. Cảm giác về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc nước nguội khác nhau B. Ngón tay trái sẽ có cảm giác nóng, ngón tay phải có cảm giác lạnh hơn C. A và B đều đúng D. A và B đều sai Câu 13: Khi thảo luận nhóm về nội dung nhiệt và nhiệt động học, các sinh viên gặp giản đồ nhiệt độ điểm ba của nước, tại điểm đó nước tồn tại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng hơi. Như vậy "Điểm ba" của một chất là điểm mà nhiệt độ và áp suất sao cho: A. Chất rắn, lỏng và hơi đều ở trạng thái cân bằng B. Chỉ có chất lỏng và hơi ở trạng thái cân bằng C. Chỉ có chất rắn và hơi ở trạng thái cân bằng D. Nhiệt độ, áp suất và khối lượng riêng bằng nhau Câu 14: Thang nhiệt độ Celsius có nhiệt độ dùng làm mốc là A. nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất tiêu chuẩn. B. nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể đạt được và nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời cả ba thể rắn, lỏng và hơi. C. nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời cả ba thể rắn, lỏng và hơi. D. nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể đạt được và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất tiêu chuẩn. Câu 15: Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang Fahrenheit là A. 0 ∘ F và 100∘ F. B. 100∘ F và 200∘ F. C. 32∘ F và 212∘ F. D. 22∘ F và 202∘ F Câu 16: Độ chênh lệch 25∘C sẽ tương ứng với A. 45∘F. B. 77 ∘F. C. 32∘F D. 25∘F
Câu 17: Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0 ∘C và 22 cm ở 100∘C (hình vẽ). Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50∘C. A. 10 cm B. 12 cm C. 14 cm D. 16 cm Câu 18: Cho các phát biểu sau về nhiệt kế thủy ngân (1) Trước khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần rửa sạch nhiệt kế bằng nước sôi (2) Hiệu chỉnh nhiệt kế về số 0 trước khi đo. (3) Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ta dùng chổi để quét sạch thủy ngân. (4) Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo được nhiệt độ cơ thể người. (5) Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ lò luyện kim. (6) Thủy ngân là một chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao vì vậy cần chú ý khi sử dụng. Số phát biểu không đúng là A. 6. B. 4. C. 2. D. 5. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhóm học sinh tìm hiểu về sự truyền năng lượng nhiệt từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn hay ngược lại, có thể thực hiện thí nghiệm với bộ dụng cụ ở hình bên (cả hai cốc đều chưa chứa nước). Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh (1), cốc kim loại (2) và nhiệt kế (3) như hình bên. (II) Họ cho rằng năng lượng nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. (III) Họ đã làm thí nghiệm như sau: Bước 1: Đổ nước từ trong cùng một bình chứa vào hai cốc (1) và (2). Đo nhiệt độ nước ở hai cốc (nhiệt độ ban đầu). Đặt cốc (2) và cốc (1). Sau hai phút, đo nhiệt độ của nước ở hai cốc (nhiệt độ sau). Kết quả thu được ở tất cả các lần đo nhiệt độ đều là 22, 5 ∘C Bước 2: Giữ nguyên nước trong cốc (1). Đưa cốc (2) ra khỏi cốc (1) và thay nước trong cốc này bằng nước nóng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc (nhiệt độ ban đầu). Đặt cốc (2) chứa nước nóng vào trong cốc (1). Sau hai phút, đo nhiệt độ của nước ở hai cốc (nhiệt độ sau). Kết quả thu được là nhiệt độ nước ở cốc (1) tăng và cốc (2) giảm. (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung (II) a) Nội dung (I) nhóm học sinh không cần kiểm tra các thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm. b) Nội dung (II) là kết luận của nhóm học sinh. c) Nội dung (III) thể hiện việc thực hiện một phần kế hoạch nghiên cứu. d) Trong thí nghiệm ở nội dung (III), nhiệt độ của cốc (1) tăng là do năng lượng nhiệt sẽ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.