PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ.docx

ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THI MẪU – SỐ 1 Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 vẫn gồm 3 phần (Phần 1 là Sử dụng ngôn ngữ; phần 2 là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu và phần 3 là Giải quyết vấn đề). ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ điều chỉnh so với bài thi hiện tại tập trung chủ yếu vào phần giải quyết vấn đề. Thí sinh sẽ được lựa chọn thực hiện 3 trong số 6 nhóm vấn đề trong quá trình làm bài, cụ thể như sau: Nội dung Ghi chú Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ  Tiếng Việt  Tiếng Anh Thí sinh cần làm tất cả các câu hỏi trong phần này Phần 2: Toán học – Logic – Phân tích số liệu  Toán học  Tư duy logic  Phân tích số liệu Thí sinh cần làm tất cả các câu hỏi trong phần này Phần 3: Giải quyết vấn đề  Vật lý  Hóa học  Sinh học  Lịch sử  Địa Lí  Giáo dục kinh tế và pháp luật Thí sinh lựa chọn làm các câu hỏi thuộc 3 nhóm trong số 6 nhóm lĩnh vực
Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 1.1: Tiếng Việt Câu 1: Ý nào sau đây KHÔNG đúng với truyện cổ tích Tấm Cám? A. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. B. Dì ghẻ luôn tìm cách để hãm hại Tấm. C. Tấm đánh rơi giày trên đường lên kinh dự hội. D. Tấm chết hóa thành chim sẻ. Câu 2: Câu nào sau đây KHÔNG cùng chủ đề với các câu còn lại? A. Châm lấm tay bùn. B. Một nắng hai sương. C. Thức khuya dậy sớm. D. Mưa to gió lớn. Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG đúng với Nguyễn Khuyến? A. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. B. Phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê. C. Được gọi là Tam nguyên yên đổ. D. Chỉ sáng tác thơ chữ Hán. Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:           Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,           Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.           Lom khom dưới núi tiều vài chú,           Lác đác bên sông rợ mấy nhà.           Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,           Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
          Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,           Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua đèo ngang, Bà Huyện Thanh Quan) Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng với bài thơ trên? A. Sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trước không gian mênh mông, rộng lớn. B. Cảnh vật hoang vắng, tiêu điều. C. Nỗi nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. D. Con người nơi đèo ngang đông đúc, vui nhộn. Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:      Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc      Hai tiếng động nhỏ bé kia      Hơn mọi ầm ào gầm thét      Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người      Đó là thời gian      Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại      Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối      Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu      Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau      Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết      Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sêcxpia:      Tồn tại hay không tồn tại      Không có nghĩa là sống hay không sống      Mà là hành động hay không hành động      nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?      Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại      Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường      Những ngày tháng bình thường      Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
     Ta biến thành con tàu, thành tấm vé      Những ban mai lên đường. (Cho Quỳnh những ngày xa, Lưu Quang Vũ) Nhà thơ thể hiện khát vọng gì qua hai câu thơ:      Ta biến thành con tàu, thành tấm vé      Những ban mai lên đường. A. Khát vọng được hóa thân. B. Khát vọng lên đường, dấn thân, nhập cuộc, sống hết mình với cuộc đời của nhà thơ. C. Khát vọng được trở thành người khác. D. Khát vọng tình yêu. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:      Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi      Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể      Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn      Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc      Tóc mẹ thì bới sau đầu      Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn      Cái kèo, cái cột thành tên      Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng      Đất Nước có từ ngày đó... Hai câu thơ sau đây gợi nhớ đến những câu chuyện dân gian nào?      Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn      Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc A. Tấm Cám, Cây tre trăm đốt. B. Trầu  Cau, Sọ Dừa. C. Mời trầu, Cây tre trăm đốt. D. Trầu Cau, Thánh Gióng. Câu 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.