Content text BỘ BÀI TẬP THEO BÀI KHTN 9 PHÂN MÔN SINH.pdf
BÀI 41. ĐỘT BIẾN GENE I. KHÁI NIỆM – Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc vài cặp nucleotide. Một số dạng đột biến gene gồm: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nucleotide. Hình. Một số dạng đột biến gene – Đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nucleotide được gọi là đột biến điểm. – Đột biến gene là biến dị di truyền. Đột biến gene có thể xảy ra tự phát hoặc do tác động của các tác nhân gây đột biến (tia phóng xạ, hoá chất, tác nhân sinh học,...). a) Tật sáu ngón ở người b) Hoa lan đột biến Hình. Một số ví dụ về đột biến gene
Ví dụ: Ở người, allele Hbβ + mã hoá chuỗi beta globin dạng sợi, hoà tan. Do đột biến thay thế một cặp nucleotide T – A bằng một cặp A – T làm xuất hiện allele Hbβ đột biến mã hoá chuỗi beta globin dạng tinh thể, không tan. Người mang allele Hbβ đột biến bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Hình. Đột biến gene gây thiếu máu do hồng cầu hình liền II. Ý NGHĨA VÀ TÁC HẠI CỦA ĐỘT BIẾN GENE – Đột biến gene có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho cơ thể sinh vật. – Đột biến gene cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hoá. – Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào loại đột biến, tổ hợp gene hoặc phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: + Đột biến gene gây bệnh phenylketone niệu, làm cho người bị bệnh có trí tuệ chậm phát triển, tổn thương các cơ quan. + Người bị bệnh có hai allele đột biến hồng cầu liềm khó sống đến tuổi trưởng thành. Trong khi người mang một allele đột biến có khả năng đề kháng với kí sinh trùng sốt rét tốt hơn người bình thường + Sử dụng tia gamma (γ) để tạo nấm sợi đột biến có hiệu suất sản sinh kháng sinh penicillin gấp nhiều lần so với dạng tự nhiên. + Vịt ba chân, lợn dị dạng hai đầu; bệnh hồng cầu hình liễm, bệnh động kinh, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông; bệnh bạch tạng; lúa bạch tạng, ...
BÀI TẬP Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1. Đột biến gene là A. những biến đổi về số lượng gene trong cơ thể. B. những biến đổi trong cấu trúc của gene. C. những biến đổi trong cấu trúc protein. D. những biến đổi trong cấu trúc của RNA. Câu 2. Đột biến gene xảy ra vào thời điểm nào? A. Khi NST phân ly ở kỳ sau của phân bào. B. Khi tế bào chất phân chia. C. Khi NST dãn xoắn. D. Khi DNA tái bản. Câu 3. Những tác nhân gây đột biến gene: A. do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào. B. do sự phân li không đồng đều của NST. C. do NST bị tác động cơ học. D. do sự phân li đồng đều của NST. Câu 4. Đột biến gene xảy ra ở sinh vật nào? A. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực đa bào. C. Sinh vật nhân thực đơn bào. D. Các loài sinh vật có gene. Câu 5. Đột biến điểm có các dạng A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide. B. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide. C. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide. D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide. Câu 6. Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào A. loại đột biến, tổ hợp gene, cường độ đột biến. B. số lượng đột biến, cường độ đột biến, môi trường. C. loại đột biến, tổ hợp gene, môi trường. D. số lượng đột biến, khả năng thích nghi của sinh vật. Câu 7. Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến A. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại. B. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại.