PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text A 014 Tứ Thư Ngũ Kinh.pdf

1 TỨ THƯ Đại học (Giới thiệu) Cuốn đầu tiên trong bộ Tứ thư Đại học nguyên là một chương trong Kinh Lễ (Lễ ký) được viết thành sách trong khoảng thời gian từ thời Chiến Quốc đến thời Tần Hán, được xem là một trong những sách chủ yếu của Nho gia. Tác giả của đại học là ai hiện nay vẫn chưa xác định rõ, có người cho là của Tử Tư viết, nhưng Chu Hy đờiTống lại cho là của Tăng Tử viết. Bởi Chu Hy cho rằng Tăng Tử là học trò củaKhổng Tử nên Tăng Tử ghi chép lại lời của Khổng Tử là hợp đạo lí. Và đa số người ta tin vào giả thiết này hơn. Đại học cùng với Trung Dung, Luận Ngữvà Mạnh Tử hợp thành bộ Tứ Thư được Khổng Tử khởi xướng và Mạnh Tử kế thừa. Chu Hy cho rằng Đại học là cương lĩnh, không có cái gì không bao hàm, dung nạp trong đó. Ông còn cho rằng, có thể dùng những thuyết giáo trong sách Đại học để bù đắp lại những lỗ hổng trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến. Hai chữ Đại học ở đây có nghĩa là học vấn uyên bác, tinh sâu. Đời Chu con cháu quý tộc sau khi học qua lớp tiểu học đến 15 tuổi sẽ vào đại học, còn gọi là Thái học, học lí luận quản lí chính sự qua các kinh thư. Ở đời Hán xem các kinh ở thời Xuân Thu là Đại kinh, xem Tứ Thư trong đó có Đại học là tiểu kinh. Vào đời Đường xem Đại học, Mạnh Tử và Kinh Dịch như nhau, đều gọi là Kinh thư. Đời Tống, hai anh em Trình Hạo và Trình Di nói “sách Đại học là sách nhập môn cho người mới đi vào học Đạo”. Điều đó nói lên địa vị của Đại học trong các loại kinh thư. Nội dung Đại học có 11 chương. Chương đầu tiên là Thánh Kinh là ý của Khổng Tửdo Tăng Tử truyền lại bằng miệng. Còn 10 chương sau giải thích chương đầu tiên do học trò của Tăng Tử ghi chép lại bài giảng của Tăng Tử. 1. Thánh Kinh 2. Khang cáo 3. Bàn minh 4. Bang kì 5. Thính tụng 6. Tri bản 7. Thành ý 8. Chính tâm tu nhân 9. Tề gia 10. Trị quốc 11. Hiệt Củ: Trong đạo trị quốc, người trên cần phải làm gương tốt trước, để người dưới noi theo. Không nên xem tài sản là lợi ích mà nên xem nhân nghĩa là lợi ích vậy Xuyên suốt Đại học là tư tưởng “Trị quốc bình thiên hạ” được Nho Gia đề ra với cương lĩnh Tam Cương, Bát Mục. Chương I – Thánh kinh 1. Đại đạo cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác làm thiện, ai cũng đạt đến đạo đức hoàn thiện. Phải kiên định chí hướng. Tâm yên tĩnh. Lòng ổn định, suy nghĩ mới chu toàn. Từ đó xử lý giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và có kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau là đúng nguyên tắc của Đạo rồi.
2 1. Thời cổ đại phàm là thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đều khắp thiên hạ thì trước hết phải lãnh đạo tốt xứ mình, nước mình. Muốn lãnh đạo tốt xứ mình, nước mình trước hết chỉnh đốn tốt gia tộc gia đình mình. Muốn chỉnh đốn gia tộc gia đình phải tu dưỡng phẩm chất bản thân mình. Muốn tu dưỡng phẩm đức bản thân trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính... Muốn ngay thẳng thì ý nghĩ phải thành thật.... Muốn thành thật phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn nguyên lý của sự vật. 3. Có lĩnh hội được nguyên lý sự vật thì nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thật. Ý nghĩ thành thật thì tâm tư ngay thẳng. Tâm tư ngay thẳng mới tu dưỡng phẩm đức tốt. Phẩm đức bản thân tốt thì mới chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc. Chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc thì mới lãnh đạo xứ mình, nước mình, thiên hạ mới được thái bình.... 4. Từ vua tới người bình dân ai ai cũng phải tu dưỡng đạo đức làm gốc. Một cái cây, gốc đã mục nát mà ngọn cành còn tươi là điều không thể có. (Đó là các nguyên tăc và lời bàn rộng của Khổng Tử mà học trò Tăng Tử truyền lại). Mười chương sau là bài giảng của Tăng Tử nhằm phân tích rõ Thánh kinh, do học trò của Tăng Tử ghi chép lại. Có thể phân thành hai chủ điểm (tam cương và bát mục (*Cương : lớn, khái quát, mục: nhỏ, cụ thể hơn. Cương mục là cấu trúc, tiêu chí). Tam cương 1. Minh minh đức (phát huy cái đức sáng/ làm sáng/ dùng đức trị) 2. Tân dân (đổi mới dân chúng theo hướng đạo đức Nho gia) 3. Chỉ ư chí thiện (chỉ làm việc thiện). Bát mục (8 bước thực hiện 3 cương lĩnh trên) 1. Cách vật (nghiên cứu thấu đáo sự vật) 2. Trí tri (có kiến thức rõ rệt, hiểu biết sâu sắc, đến cùng) 3. Thành ý (lòng chân thành), thành thật ngay với mình, không giả dối, tạm bợ 4. Chính tâm (giữ lòng dạ ngay thẳng khi tu dưỡng) gần với “thiền”. 5. Tu thân (học làm quân tử: sửa mình làm người tốt.) 6. Tề gia (xây dựng gia đình tốt, hài hòa cân đối) 7. Trị quốc (làm quan chức tốt) 8. Bình thiên hạ (lãnh đạo thiên hạ thái bình / làm thế nào chinh phục thiên hạ / hội nhập quôc tế). * Tam cương bát mục được Khổng tử dẫn giải cụ thể, sinh động, xem ởLuận ngữ Ngọc biên tập 29.3.2010 Trung Dung Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng) là một trong 4 cuốn của bộ Tứ Thư.(Ba quyển còn lại là Đại Học (大學 Dà Xué), Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ), Mạnh Tử (孟子 Mèng Zǐ). Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ(Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử, học trò của Tăng Sâm/ Tăng Tử), tiếp thụ được cái học tâm truyền của thầy. Mục đích của sách Trung Dung là theo Đạo có thể giúp chúng ta đạt được một trình độ cao của đạo đức. Trong sách Trung Dung, Ngũ Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về “đạo trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
3 Sách Trung Dung chia làm hai phần: Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi. 1. Thiên mệnh 2. Thời trung 3. Tiển năng 4. Hành minh 5. Bất hành 6. Đại trí 7. Dư trí 8. Phục ưng 9. Khả quân 10. Vấn cường 11. Tố ẩn 12. Phí ẩn 13. Bất viễn 14. Tố vị 15. Hành viễn 16. Quỷ thần 17. Đại hiếu 18. Vô ưu 19. Đạt hiếu 20. Vấn chính Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ nghĩa và giá trị của hai chữ “trung dung”. 1. Thành minh 2. Tận tính 3. Trí khúc 4. Tiền tri 5. Tự thành 6. Vô tức 7. Đại tai 8. Tự dụng 9. Tam trọng 10. Thuật tổ 11. Chí thành 12. Kinh luân 13. Thượng cách Hết LUẬN NGỮ MỤC LỤC Lời nói đầu. 2 1. 學而 Học nhi 8
4 2. 為政Vi chính. 13 3. 八佾 Bát dật 20 4. 裡仁 Lý nhân. 29 5. 公冶⻑Công Dã Tràng. 35 6. 雍也Ung dã. 44 7. 述而 Thuật nhi 53 8. 泰伯 Thái Bá. 63 9. 子罕Tử hãn. 69 10. 言鄉黨Hương đảng. 78 11. 先進Tiên tiến. 85 12. 顏淵 Nhan Uyên. 95 13. 子路Tử Lộ. 103 14. 憲問Hiến vấn. 113 15. 衛靈公Vệ Linh công. 126 16. 季氏 Quí thị 137 17. 陽貨 Dương Hóa. 143 18. 微子 Vi Tử.. 152 19. 子張 Tử Trương. 157 20. 堯曰 Nghiêu viết 165 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LUẬN NGỮ.. 167 PHỤ LỤC- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC...........................................168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................169 LỜI NÓI ĐẦU Văn học Trung Quốc thời cổ đại còn gọi Văn học tiên Tần, có 4 thành tựu chính: 1.Thần thoại, 2. Ca dao dân ca (Kinh Thi) 3. Khuất Nguyên và Ly Tao, 4. Bách gia chư tử. Trong Bách gia chư tử, quan trọng nhất là Khổng tử và Nho học. Trong Nho học, Luận ngữ mang tính tiêu biểu, được coi là tập đại thành của Nho học.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.