Content text BÀI 8. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC.docx
1 BÀI 8. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Tốc độ phản ứng: - Là đại lượng đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: - Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ của 1 phản ứng hóa học: Nồng độ các chất phản ứng, nhiệt độ của phản ứng, diện tích tiếp xúc, và chất xúc tác. - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về chất và lượng sau khi phản ứng.
3 Câu 2. [CTST – SGK] Theo em, các phản ứng hóa học khác nhau thì thời gian phản ứng có giống nhau không. Hướng dẫn giải: Các phản ứng hóa học khác nhau thì thời gian phản ứng khác nhau. Câu 3. [CTST – SGK] Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích? Hướng dẫn giải: - Ống nghiệm ở hình (b) có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn. Vì nồng độ H 2 SO 4 ở hình (b) là 2M lớn hơn nồng độ H 2 SO 4 ở hình (a) 0,1M Câu 4. [CTST – SGK] Vì sao nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng. Hướng dẫn giải: - Khi tăng nồng độ chất phản ứng thì số va chạm hiệu quả tăng lên nên tốc độ phản ứng tăng. Câu 5. [CTST – SGK] Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm giống nhau không? Giải thích? Hướng dẫn giải: Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm là khác nhau. Cụ thể ống nghiệm (1) được đun nóng khí thoát ra nhanh và mạnh hơn, do tốc độ phản ứng lớn hơn. Câu 6. [CTST – SGK] Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Hướng dẫn giải: Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng. Câu 7. [CTST – SGK] Ống nghiệm nào có lượng khí thoát ra nhanh hơn? Giải thích?