Content text 06. Lớp 12. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY ( 57 TN + 8 ĐS ).pdf
D. phải xóa bỏ được tình trạng tham ô, lãng phí. Câu 10. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996 – 2006) có nội dung nào sau đây? A. Bước đầu xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp. B. Ban hành hiến pháp, tăng cường quyền làm chủ của nhân dân. C. Chú trọng ngoại giao phá vây, phá thế bị bao vây, bị cấm vận. D. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chủ động hội nhập. Câu 11: Về chính trị, trong đường lối đổi mới đất nước giai đoạn 1996 – 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương A. tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. C. chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện. D. mở rộng giải quyết vấn đề việc làm, nhà ở. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của văn hóa được Đảng ta xác định trong giai đoạn 1996 – 2006? A. Là nền tảng tinh thần của xã hội. B. Động lực để phát triển đất nước. C. Là lĩnh vực trọng tâm của đổi mới. D. Là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Câu 13. Trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006, nội dung nào sau đây là một trong những chủ trương đổi mới về đối ngoại? A. Chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. B. Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ. C. Cải cách tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc tiên tiến. Câu 14. Trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 2006 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển nhận thức về A. mô hình kinh tế tập trung và bao cấp. B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. C. lộ trình, kế hoạch gia nhập ASEAN. D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển A. an ninh kinh tế. B. kinh tế tri thức. C. dân chủ nhân dân. D. dân sinh, dân chủ. Câu 16. Trong giai đoạn 2006 đến nay, Đảng ta xác định mục tiêu của công cuộc đổi mới là A. phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển. B. từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. C. hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. D. Việt Nam từng bước vươn lên nhóm nước có thu nhập cao. Câu 17. Một trong những nội dung của đường lối đổi mới đất nước (từ năm 2006 đến nay) là A. Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. B. Bước đầu xóa bỏ cơ chế bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. C. Đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. D. Chuyển sang thời kì mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Câu 18. Một trong những nội dung của đường lối đổi mới đất nước (từ năm 2006 đến nay) là A. Xóa bỏ tình trạng đói nghèo. B. Phát triển con người toàn diện. C. Hoàn thành cải cách ruộng đất. D. Chủ động hội nhập về kinh tế. Câu 19. Trong giai đoạn đổi mới từ 2006 đến nay, Đảng ta xác định yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước? A. Văn hóa. B. Khoa học. C. Công nghệ. D. Tư tưởng. Câu 20. Một trong những nội dung của đường lối đổi mới đất nước (từ năm 2006 đến nay) là A. chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu rộng. B. ngoại giao phá vây và nỗ lực bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế. C. đẩy mạnh công nghiệp hoá, tru tiên phát triển công nghiệp nặng.
D. đổi mới kinh tế phải đi sau đổi mới chính trị để tránh gây bất ổn. Câu 21: Ở Việt Nam, trong đường lối Đổi mới đất nước các giai đoạn 1986 – 1995, 1996 – 2006 và từ 2006 đến nay, Đảng Cộng sản đều chủ trương A. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. B. chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. C. ưu tiên tuyệt đối cho phát triển kinh tế tri thức. D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 22. Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây? A. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ASEAN. B. Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. C. Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá. D. Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới. Câu 23. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là A. Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao. B. Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình. C. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về văn hoá – xã hội. D. đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 24. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam từ năm 1986 đến nay là A. hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. B. trở thành cường quốc số 1 của châu Á. C. xóa thành công tình trạng tham nhũng. D. 100% công nhân có được bằng đại học. Câu 25: Trong quá trình Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Việt Nam đã A. thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. B. thay đổi mô hình quản lý kinh tế. C. hạn chế phát triển kinh tế tri thức. D. hạn chế thành phần kinh tế tư nhân. Câu 26. Dưới tác động của công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế A. thị trường. B. quan liêu. C. bao cấp. D. tư doanh. Câu 27. Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây về đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay? A. Gia nhập nhóm nước có thu nhập đầu người cao. B. Không còn thuộc nhóm nước có thu nhập thấp. C. Trở thành nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN. D. Trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong WTO. Câu 28: Trong công cuộc Đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 2020, Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây? A. Hoàn thành công nghiệp hóa đất nước. B. Hoàn thành hiện đại hóa đất nước. C. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng lạm phát. D. Quy mô kinh tế không ngừng mở rộng. Câu 29: Trong quá trình Đổi mới đất nước (từ năm 1986), cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch theo hướng A. công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng cao. B. tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm. C. tỉ trọng ngàng nông nghiệp có xu hướng tăng. D. tăng tỉ trọng các ngành lao động thủ công. Câu 30. Nội dung nào sau đây là đúng về các thành phần kinh tế ở Việt Nam thời kì Đổi mới? A. Các thành phần kinh tế đều phát huy được lợi thế. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ đạo. C. Kinh tế tư nhân không được khuyến khích để phát triển. D. Các thành phần kinh tế có vai trò, vị trí như nhau Câu 31. Trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay, một trong những thành tựu đổi mới về kinh tế là A. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mĩ. B. kinh tế nước ta đứng thứ 2 Đông Nam Á C. kinh tế đối ngoại phát triển nhanh chóng.
D. Việt Nam là nước có thu nhập trung bình cao. Câu 32. Một trong những nội dung thể hiện việc đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay là gì? A. Nhận thức rõ ràng hơn về tình hình thế giới. B. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam. D. Xác định việc đổi mới kinh tế làm trọng tâm, Câu 33. Một trong những thành tựu cơ bản của Đổi mới chính trị ở Việt Nam là A. đã thực hiện thành công sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. B. hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới. C. phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ khu vực và quốc tế. Câu 34. Nội dung nào sau đây là đúng về thành tựu đổi mới chính trị của Việt Nam (từ năm 1986)? A. Tăng cường chế độ chuyên chính vô sản. B. Mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. C. Tăng cường thành phần kinh tế tư nhân. D. Các vấn đề an sinh xã hội được cải thiện Câu 35. Một trong những kết quả mà đổi mới về chính trị, an ninh - quốc phòng đem lại cho Việt Nam là A. giữ vững sự ổn định chính trị B. trở thành cường quốc quân sự. C. giành lại thành công Hoàng Sa D. ngân sách quốc phòng tăng lên. Câu 36. Về văn hoá – xã hội, Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây trong thời kì Đổi mớí? A. Xoá hoàn toàn hộ nghèo. B. Giảm tỉ lệ hộ nghèo. C. Phổ cập giáo dục đại học. D. Bước đầu xoá mù chữ. Câu 37. Trong thời kì Đổi mới, Việt Nam đạt được thành tựu giáo dục nào sau đây? A. Phổ cập giáo dục trung học phổ thông. B. Thực hiện giáo dục miễn phí cho toàn dân. C. Triển khai phong trào Bình dân học vụ. D. Phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở. Câu 38. Trong thời kì Đổi mới, Việt Nam đạt được thành tựu văn hoá – xã hội nào sau đây? A. Giải quyết được vấn đề lao động và việc làm. B. Xoá bỏ được tình trạng lao động thất nghiệp. C. Chỉ số phát triển con người đứng đầu ASEAN. D. Miễn phí mọi chi phí về y tế cho nhân dân. Câu 39. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu văn hoá ở Việt Nam từ sau năm 1986? A. Nhiều di sản văn hoá được UNESCO ghi danh. B. Bước đầu công bố Đề cương văn hoá Việt Nam. C. Lập xong hồ sơ cho tất cả các di sản văn hoá. D. Công nhận gia đình văn hoá cho tất cả các hộ. Câu 40. Trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay), Việt Nam đạt được thành tựu văn hóa-xã hội nào sau đây? A. Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. B. Mối quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng. C. Quốc phòng toàn dân được củng cố và tăng cường. D. Lĩnh vực y tế và môi trường đạt nhiều thành tựu. Câu 41. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một thành tựu hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kì Đổi mới? A. Trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. B. Tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế. C. Trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. D. Giữ gìn hoà bình ở tất cả các điểm nóng trên thế giới. Câu 42. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã A. có nhiều nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả cho tổ chức này.