PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 10. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) - kiến nghị hoàn thiện - TS. Nguyễn Thị Minh Trâm (1).pdf

1 TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Nguyễn Thị Minh Trâm Tóm tắt Bài viết này, tác giả tập trung đánh giá quy định của BLHS năm 2015 về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, đưa ra một số vướng mắc, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng; từ đó kiến nghị hoàn thiện và đánh giá các nội dung liên quan trong Dự thảo (lần 2) Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về tội phạm ma tuý. Đặt vấn đề Hiện nay tình hình tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp về tính chất và quy mô nhất là đối với tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy". Theo thống kê của Vụ Tổng hợp TANDTC, trong thời gian 2019-2023, tổng số vụ án đưa ra xét xử là 471.253 vụ, trong đó số vụ án đưa ra xét xử về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là 2.203 vụ (chiếm tỷ lệ 0,46%)1 . Tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 BLHS nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đối với loại hành vi này. Hiện nay đã có Dự thảo (lần 2) Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về tội phạm ma tuý nhưng đang trong giai đoạn hoàn thiện.2 Do đó, thực tiễn xét xử vẫn sử dụng tinh thần văn bản hướng dẫn của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các công văn giải đáp trong nội bộ ngành Toà án. Tuy nhiên, các văn bản này có nhiều nội dung chưa thống nhất và mâu thuẩn nhau. Từ khoá: tổ chức, chứa chấp, lôi kéo, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý. 1. Các dấu hiệu pháp lý của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo quy định của BLHS năm 2015. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là các hành vi tổ chức sử dụng nhằm đưa các loại chất ma tuý vào cơ thể người một cách bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm hại đến  Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM 1 Theo nguồn Vụ Tổng hợp TANDTC. 2 https://capcaohanoi.toaan.gov.vn/webcenter/portal/htvb/chi-tiet-vbdt?dDocName=TAND314002.
2 chế độ quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được BLHS bảo vệ và phải bị xử lý hình sự theo quy định của BLHS.3 Hiện nay Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 255 của BLHS năm 2015 với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng nêu sau: - Về khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma tuý; thông qua đó ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trật tự, an toàn xã hội. - Về mặt khách quan của tội phạm: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức nên dấu hiệu mặt khách quan chỉ bao gồm hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thì cho đến nay vẫn chưa có ban hành văn bản hướng dẫn về hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” quy định tại Điều 255 BLHS. Do đó thực tiễn áp dụng vẫn tham khảo hướng dẫn tại Thông tư 17/2007, theo đó hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” được hiểu là: “a) Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; b) Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy”.4 Như vậy, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được hiểu là hành vi “chỉ huy, phân công, điều hành” hoạt động sử dụng trái phép chất ma túy, như chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên Thông tư 17 đã hết hiệu lực thi hành và chưa có văn bản thay thế. - Chủ thể tội phạm: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ hành vi là nguy hiểm cho xã hội, tuy bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện. Ngoài ra, dấu hiệu mục đích phạm tội và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội danh này. 3 TS Nguyễn Trung Kiên, Một số vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và định hướng hoàn thiện, Tạp chí Toà án nhân dân tháng 6/2024. 4 Xem Mục 6.1 Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự năm 1999.
3 2. Một số vướng mắc, bất cập trong quy định và thực tiễn xét xử Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Hiện nay thực tiễn xét xử hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý ngoài căn cứ vào Điều 255 BLHS thì còn sử dụng các văn bản hướng dẫn sau: - Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự năm 1999 - Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp nghiệp vụ - Công văn số 5442/VKSTC-V14 ngày 30/11/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao V/v giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự - Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số khó khăn, vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 17 đã hết hiệu lực thi hành và các công văn nêu trên thì không phải là văn bản luật chính thống cho tất cả cơ quan tiến hành tố tụng cho nên thực tiễn xét xử hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý còn gặp nhiều vướng mắc, áp dụng không thống nhất những nội dung sau: Thứ nhất, bất cập trong việc xác định hành vi đồng phạm của tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tại Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của TAND tối cao về giải đáp nghiệp vụ hướng dẫn: “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma tuý; địa điểm phương tiện, dụng cụ ... để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma tuý” và ngoài ra Công văn số 89 lại ghi chú tham khảo hướng dẫn tại mục 6.1 của Mục 6 Thông tư 17 quy định hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tuy nhiên, tại Thông tư 17 lại hướng dẫn “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất...) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái
4 phép chất ma túy vào cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ...) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ”.5 Như vậy hiện nay đối với hướng dẫn về hành vi đồng phạm của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý giữa Thông tư 17 và Công văn 89 có sự mâu thuẩn nhau. Trong đó, theo Thông tư 17 các dạng hành vi cung cấp ma tuý, cung cấp dụng cụ sử dụng ma tuý, cung cấp địa điểm ...là hành vi đồng phạm của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nếu hành vi này được thực hiện dưới sự chỉ huy, phân công, điều hành từ người khác. Trong khi đó, Công văn 89 thì quy định chỉ cần có hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người; cung cấp phương tiện, dụng cụ sử dụng; cung cấp ma tuý; địa điểm ... để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma tuý đều bị xem là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý mà không cần chứng minh thêm các hành vi này có được thực hiện dưới sự chỉ huỷ, phân công, điều hành từ người khác hay không. Thứ hai, hiện nay Công văn 89 mục đích ban hành là nhằm khắc phục những vướng mắc, những nội dung còn chưa rõ của Thông tư 17 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, việc quá mở rộng phạm vi của Công văn 89 đã vô tình dẫn đến sự chồng lấn, mâu thuẩn với nội dung của Thông tư 17 giữa hành vi Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255 BLHS) với hành vi Chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS) và hành vi Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258 BLHS). Thực tế cho thấy, nhiều đối tượng đã có những hành vi: rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mời gọi người khác sử dụng trái phép chất ma túy; đồng thời cũng có nhiều đối tượng đã có hành vi cung cấp địa điểm, phương tiện, dụng cụ cho việc sử dụng trái phép chất ma túy. Các đối tượng này có điểm chung là đã có sẵn chất ma túy và sau khi thực hiện một trong các hành vi: rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mời gọi, cung cấp địa điểm, phương tiện, dụng cụ,... những đối tượng này cung cấp luôn chất ma túy đã có sẵn để cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Theo hướng dẫn tại Công văn 89 thì Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là thực hiện một trong các hành vi sau: “... cung cấp ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ...”. Với việc quy định này thì tất cả các trường hợp có hành vi “cung cấp ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ sử dụng ma tuý” đều bị xử lý về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Và nếu quy định như nội dung này thì vô hình chung hành vi khách quan 5 Xem Mục 6.1 Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự năm 1999.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.