Content text Chủ đề 8 MOMEN LỰC - CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN.docx
I. MOMENT LỰC: Khái niệm moment lực: Momen lực đối với một trục quay là là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. Công thức tính moment lực MFd - Trong đó: + M là momen lực [Nm]. + F là độ lớn của lực tác dụng [N]. + d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực [m]. Các bước xác định cánh tay đòn d của một lực: (rất quan trọng cần ghi nhớ) + Bước 1: Xác định giao điểm O của trục quay và mặt phẳng chứa các lực. + Bước 2: từ O kẻ đường thẳng vuông góc và cắt giá của lực F→ tại H. Thì OH chính là cánh tay đòn d. A O H P z O H F→ Lưu ý: Khi lực tác dụng có giá đi qua trục quay (d = 0) thì momen lực bằng không, vật sẽ không quay. Một số ứng dụng của moment lực: Dùng cờ lê để siết chặt đại ốc Mở của bằng cách tác dụng lực Dùng đòn bẩy để di chuyển tảng đá II. QUY TẮC MOMENT LỰC: Quy tắc moment lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng độ lớn các moment lực có xu Chủ đề 8 MOMENT LỰC CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Mô men lực tác dụng lên một vật là đại lượng A. véctơ. B. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị dương. Câu 2: Loại cân nào sau đây không tuân theo quy tắc mômen lực? A. Cân Rôbecvan. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân tạ. Câu 3: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái kéo. B. Cái kìm. C. Cái cưa. D. Cái mở nút chai. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về momen lực và cánh tay đòn của lực? A. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực B. Mômen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của vật đó C. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực Câu 5: Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là A. N/m. B. N (Niutơn). C. Jun (J). D. N.m . Câu 6: Mô men lực là A. là đại lượng vô hướng. B. là đại lượng véctơ. C. là đại lượng véctơ vuông góc với mặt phẳng bởi lực với cánh tay đòn của lực và có độ lớn bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn của nó. D. luôn tích bằng tích véctơ của lực với cánh tay đòn của nó. Câu 7: Đối với vật quay quanh một trục cố định A. nếu không chịu mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên. B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ dừng lại ngay. C. vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó. D. khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là có momen lực tác dụng lên vật. Câu 8: Khi mở hoặc đóng cánh cửa (loại có bản lề) thì ta tác dụng lực như thế nào vào cánh cửa để cánh cửa dễ quay nhất? A. Tác dụng lực vào cạnh gần bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa. B. Tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng song song với mặt phẳng cánh cửa. C. Tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa. D. Tác dụng lực vào cạnh gần bản lề, theo hướng song song với mặt phẳng cánh cửa. Câu 9: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục? Lực có giá A. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. B. song song với trục quay. C. cắt trục quay. D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Câu 10: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị A. bằng không. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác không. Câu 11: Quy tắc mômen lực A. chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định. B. chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định. C. không dùng cho vật nào cả.