Content text Lop 3-Chu de - Thoi quen tot cho em.pdf
1 Ngày ........................................................ Giáo viên:................................................. Lớp:........................................................ Trường:................................................... CHỦ ĐỀ: THÓI QUEN TỐT CHO EM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh hiểu khái niệm về thói quen tốt và thói quen xấu. - Học sinh biết được những việc làm thuộc thói quen tốt em cần rèn luyện. - Học sinh hiểu được ý nghĩa lâu dài của những thói quen tốt. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng ra quyết định - Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ, tự rèn luyện bản thân: HS chủ động rèn luyện thói quen tích cực và loại bỏ thói quen tiêu cực. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS lựa chọn và ra quyết định những việc nên hay không nên làm để phát triển thói quen tích cực. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Phẩm chất trách nhiệm: HS có trách nhiệm với bản thân mình và trách nhiệm gia đình, cộng đồng, xã hội. - Phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ ngày ngày rèn luyện thói quen tốt. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Phương pháp: Trải nghiệm, khám phá, tương tác. 2. Kĩ thuật: Tideo bài học, trình bày, tình huống. 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trong lớp học. III. TƯ LIỆU GIẢNG DẠY 1. Giáo viên - Trang chiếu
2 - Tài liệu in “Thói quen” - Sáp màu (nếu GV chọn phương án thực hiện theo cách 2 – thực hành và vận dụng” 2. Học sinh - Vở ghi chép hoạt động giáo dục kĩ năng sống. IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Trò chơi “4A” Mục tiêu - Thay đổi trạng thái cảm xúc của HS để chuẩn bị học KSN - Gợi mở dẫn dắt vào chủ đề. Cách thực hiện GV vừa phổ biến luật chơi vừa làm mô tả để HS làm theo. Khi cô nói: A lô các bạn để tay áp vào tai tạo hình chiếc điện thoại. Khi cô nói: A la các bạn đưa 2 tay ra phía trước, dựng ngón tay lên và hướng lòng bàn tay ra ngoài. Khi cô nói: A di các bạn chắp 2 tay với nhau để trước ngực Khi cô nói: A men các bạn đan chéo 2 tay để trên ngực. GV tổ chức chơi: 3 lần đầu thầy/cô đọc lần lượt Alo, Ala, Adi, Amen cho HS làm theo. Lần 4, 5, 6 thầy cô cho HS đứng quay mặt lại với thầy cô và lúc này thầy cô chỉ nói cho HS làm mà không cần làm mẫu. GV tổ chức cho HS chơi với thời lượng đủ (tùy theo cảm nhận của GV) - Sau khi chơi xong, GV hỏi HS: Tại sao những lần đầu cô cần làm mẫu, những lần sau cô không cần làm mẫu, các em đứng quay mặt lại với cô mà vẫn làm đúng? GV. À, bởi những lần sau các em đã quen hơn nên khi cô nói đến từ nào các em sẽ thể hiện được theo từ đó. Vậy thói quen là gì? Nó giúp ích gì cho chúng ta? Trong bài học này mình cùng nhau tìm hiểu nhé.