PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 1 - CK2 LÝ 10 - FORM 2025.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 1 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Biểu thức xác định động năng của một vật có khối lượng m và đang chuyển động với vận tốc là . . . Câu 2. “Khi cho một vật rơi tự do từ độ cao A xuống B”, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi ma sát. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thế năng tại B lớn hơn thế năng tại A. B. Cơ năng tăng dần trong quá trình rơi từ A đến B. C. Động năng tại A lớn hơn động năng tại B. D. Cơ năng không đổi trong suốt quá trình rơi từ A đến B. Câu 3. Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao như hình bên. Quả bóng (1) được ném theo phương thẳng đứng, quả bóng (2), (3) được ném xiên lên trên. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí, chọn mốc thế năng tại mặt đất. So sánh tốc độ khi chạm đất của ba quả bóng. A. v 1 > v 2 > v 3 . B. v 1 < v 2 < v 3 . C. v 2 < v 1 < v 3 . D. v 1 = v 2 = v 3 . Câu 4. Động lượng là một đại lượng A. vector. B. vô hướng. C. luôn dương. D. luôn dương hoặc bằng 0. Câu 5. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng rổ đập xuống sân thi đấu. Câu 6. Một vật chuyển động tròn đều thì A. vectơ vận tốc luôn luôn không đổi. B. vectơ vận tốc không đổi về hướng. C. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. D. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quỹ đạo. Câu 7. Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng (trong giới hạn đàn hồi), lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. tương đương nhau. D. chưa xác định được. Câu 8. Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi? A. Bút bi B. Xe máy C. Lực kế D. Huyết áp kế
Câu 9. Đơn vị của khối lượng riêng là A. kg.m 3 . B. kg.m/s. C. kg.m/s 2 . D. kg/m 3 . Câu 10. Độ lớn lực trung bình tác dụng lên ô tô khối lượng 1 tấn khi vận tốc của nó thay đổi từ 0 đến 15,0 m/s trong thời gian 10,0 s bằng bao nhiêu? A. 15 N. B. 150 N. C. 1500 N. D. 15000 N. Câu 11. Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,5s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa có độ lớn A. 125,6 m/s. B. 62,8 m/s. C. 6,28 m/s. D. 1,26 m/s. Câu 12. Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 18 N thì lò xo dãn 12 cm. Độ cứng của lò xo là A. 1,5 N/m. B. 2,16 N/m. C. 150 N/m. D. 216 N/m. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua sức cản của không khí. a) Động lượng mảnh thứ hai có độ lớn 707 kg.m/s. b) Mảnh 2 bay hướng lên trên tạo với phương ngang một góc α = 63 0 . c) Mảnh 2 đạt độ cao cực đại so với vị trí nổ là 25000 m. d) Mảnh 1 bay và cắm vào bao cát nặng 19,5 kg được treo bởi sợi dây mềm không dãn. Vận tốc của hệ sau va chạm là 12,5 m/s. Câu 2. Trong môn ném tạ xích, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và tạ chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Khi tạ chuyển động trên đường tròn bán kính r = 2,0 m với tốc độ v = 2,0 m/s thì lực căng của dây tác dụng lên vật có độ lớn T = 10 N. a) Việc quay tròn quả tạ trước khi ném là nhằm tạo ra tốc độ ban đầu cho quả tạ. b) Khi quả tạ quay tròn, trọng lực tác dụng lên quả tạ đóng vai trò là lực hướng tâm. c) Khối lượng của quả tạ là m = 5 kg. d) Biết dây chịu được lực căng lớn nhất là 15 N. Khi đó tốc độ chuyển động tròn lớn nhất của quả tạ để dây không bị đứt là v max = 6 m/s. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Một động cơ nhận một năng lượng 30kJ và thực hiện một công cơ học 24kJ. Hiệu suất của động cơ bằng bao nhiêu %? Câu 2. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 50 m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Để động năng của vật bằng ba lần thế năng của vật thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu mét? Câu 3. Một vật nhỏ khối lượng 300 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1 m. Biết tốc độ góc của vật nhỏ là . Lấy , độ lớn của lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là bao nhiêu N? Câu 4. Một lò xo đầu trên được treo vào một điểm cố định, đấu dưới gắn với vật A có khối lượng m = 100 g thì khi cân bằng lò xo dãn 5 cm. Để khi cân bằng lò xo dãn 20 cm thì cần phải gắn thêm vào vật A một gia trọng ∆m có khối lượng bao nhiêu g? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Biết kim phút của đồng hồ treo tường có chiều dài a = 10,0 cm. a) Tính độ dịch chuyển góc và quãng đường đi của điểm đầu kim phút trong khoảng thời gian t = 10 phút. (1,0 điểm)

HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Biểu thức xác định động năng của một vật có khối lượng m và đang chuyển động với vận tốc là . . . Hướng dẫn giải Động năng của một vật: Câu 2. “Khi cho một vật rơi tự do từ độ cao A xuống B”, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi ma sát. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thế năng tại B lớn hơn thế năng tại A. B. Cơ năng tăng dần trong quá trình rơi từ A đến B. C. Động năng tại A lớn hơn động năng tại B. D. Cơ năng không đổi trong suốt quá trình rơi từ A đến B. Hướng dẫn giải Một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Câu 3. Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao như hình bên. Quả bóng (1) được ném theo phương thẳng đứng, quả bóng (2), (3) được ném xiên lên trên. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí, chọn mốc thế năng tại mặt đất. So sánh tốc độ khi chạm đất của ba quả bóng. A. v 1 > v 2 > v 3 . B. v 1 < v 2 < v 3 . C. v 2 < v 1 < v 3 . D. v 1 = v 2 = v 3 . Hướng dẫn giải Do ba quả bóng được ném cùng tốc độ ban đầu (tương ứng với cùng động năng) và cùng một độ cao (tương ứng với cùng thế năng) nên cơ năng của chúng là như nhau. Vì vậy, khi chạm đất chúng sẽ có tốc độ là như nhau (động năng khi chạm đất của chúng là như nhau). Câu 4. Động lượng là một đại lượng A. vector. B. vô hướng. C. luôn dương. D. luôn dương hoặc bằng 0. Hướng dẫn giải Động lượng là một đại lượng vector. Câu 5. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng rổ đập xuống sân thi đấu. Hướng dẫn giải Va chạm mềm xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với vùng vận tốc sau va chạm. Câu 6. Một vật chuyển động tròn đều thì A. vectơ vận tốc luôn luôn không đổi. B. vectơ vận tốc không đổi về hướng. C. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. D. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quỹ đạo. Hướng dẫn giải Trong chuyển động tròn đều, vector vận tốc của một vật có độ lớn không đổi, phương luôn luôn thay đổi theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Câu 7. Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng (trong giới hạn đàn hồi), lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. tương đương nhau. D. chưa xác định được. Hướng dẫn giải

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.