Content text A 230 Tôn giáo hay là tín ngưỡng - B2 Nội dung của tôn giáo - Gs Trần Văn Toàn.pdf
TÔN GIÁO HAY LÀ TÍN NGƯỠNG? 2. NỘI DUNG CỦA TÔN GIÁO: TIN GÌ? VÀ DẠY GÌ? 2.0 - Mấy nhận xét tổng quát Xét theo quan điểm khoa học thì ta biết rằng những sự kiện làm đối tượng nghiên cứu cho khoa học, nhất là khoa học con người, không phải là tất cả những sự vật có sờ sờ trước mắt, nhưng là do khoa học hạn định theo như cái khía cạnh hạn hẹp mà mình chọn, theo lối
mình nhìn và phương pháp mình đồng ý với người khác để áp dụng. Áp dụng vào tôn giáo, thì mỗi khoa học khách quan về tôn giáo – như: tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, sử học, triết học, v.v. – đều định nghĩa tôn giáo và định nghĩa sự kiện tôn giáo theo như quan điểm và phương pháp đo lường, nghiên cứu và xử lý, do người ngoài cuộc là các học giả thỏa thuận với nhau mà đặt riêng cho mỗi khoa. Như thế chưa chắc là đúng hẳn như tôn giáo của người trong cuộc là người tín hữu, người hành
đạo. Thêm vào đó thì, như tôi đã có dịp bàn tới [1], cái mà ta quen gọi là chân lý khách quan chính là cái mà ta thỏa thuận với nhau theo như phương pháp quan sát, suy luận và xác nhận; chứ làm sao mà chúng ta biết được rằng sự vật ngoài phạm vi cảm xúc và suy luận của chúng ta thì tự nó là thế nào. Nhận như thế rồi thì vẫn còn một vấn đề cần giải quyết, là: chắc gì là những quan điểm và quan niệm khác nhau như thế đều cùng nhắm về một thực tại, về cùng một đối vật? Và cái thực tại duy nhất đó là cái gì? Và nội dung nó ra sao?
Đối với người trong cuộc thì việc hành đạo có một mục đích và có ý nghĩa. Người ngoài cuộc thì thường xét theo hai phương hướng: phía sau là nguồn gốc khách quan và duyên do chủ quan sinh ra tôn giáo, và phía trước là mục đích hay là công dụng mà người ta gán cho tôn giáo. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì nếu không biết nó là gì, thì việc tìm nguyên nhân và mục đích cũng là vô nghĩa. Vì thế, phải hiểu trước, phải định nghĩa trước, ít là một cách tạm thời, cái gì là tôn giáo, thì mới có thể