Content text PHẦN II - CÂU HỎI ĐÚNG SAI - MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI - HS.docx
a. Tầng trên của tán cây rừng là sự phân bố của nhóm cây ưa sáng (như bạch đàn, phi lao,…) có đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh, phiến lá dày, mô giậu phát triển. b. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật: nhiều loài chim, côn trùng sống trên các tán cây cao; sóc, vượn sống leo trèo trên các cành cây; hổ, báo sống dưới mặt đất,… c. Sự phân bố của các loài sinh vật nói trên giúp tăng mức độ cạnh tranh giữa chúng về thức ăn, nơi ở, sinh sản và tận dụng được nguồn sống. d. Thực vật thích nghi khác nhau với các điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của chúng. Dựa vào đó con người có thể tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp kĩ thuật. Câu 11. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây lúa (Oryza sativa) được mô tả như hình. Nhận định nào sau đây đúng hay sai về giới hạn sinh thái này? a. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây lúa là 15-42 °C. b. Khi nhiệt độ trên 15 °C và dưới 42 °C, cây lúa không thể sinh trưởng và phát triển được. c. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây lúa khi nhiệt độ tăng từ 15 – 25 °C khác với khi nhiệt độ tăng từ 35 – 42°C. d. Nhiệt độ ngoài khoảng giới hạn sinh thái gây biến tính enzyme nên gây chết cho cây lúa. Câu 12. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ lên quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật được minh hoạ như hình bên. Nhận định nào sau đây đúng hay sai?