PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất (GV).docx

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1 NỘI DUNG BÀI HỌC I. THÀNH PHẦN CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE: Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì. Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong oxide cao nhất = STT nhóm (Trừ Flourine) Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hóa trị nguyên tố trong oxide cao nhất 1 2 3 4 5 6 7 Công thức oxide cao nhất R 2 O RO R 2 O 3 RO 2 R 2 O 5 RO 3 R 2 O 7 Công thức hydroxide cao nhất ROH 2R(OH) 3R(OH) 23HRO 34HRO (HNO 3 ) 24HRO 4HRO * Lưu ý: Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố) R 2 O n : n là số thứ tự của nhóm. RH 8-n : n là số thứ tự của nhóm (hợp chất khí với hydrogen). Ví dụ 1. Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên. Đáp án: - Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA  Ga có hóa trị III Công thức hóa học của oxide là Ga 2 O 3 Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH) 3 - Selenium thuộc thuộc nhóm VIA  Se có hóa trị VI Công thức hóa học của oxide là SeO 3 Công thức hóa học của hydroxide là H 2 SeO 4 Ví dụ 2. Nguyên tử X có kí hiệu 35 17X . a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn. b) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích. c) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid – base của chúng. Đáp án: a) Cấu hình của X là [Ne] 3s 2 3p 5 . Vị trí ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA. b) X là nguyên tố phi kim vì có 7e ở lớp ngoài cùng. c) Oxide là X 2 O 7 và hydroxide là HXO 4 . Ví dụ 3. Nguyên tố R có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 3s 2 3p 3 . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 2 A. R 2 O 5 , RH 5 . B. R 2 O 3 , RH. C. R 2 O 7 , RH. D. R 2 O 5 , RH 3 . Đáp án: R có 5e ở lớp ngoài cùng nên R hóa trị V  CT oxide là R 2 O 5 và hydride là RH 3 . II. TÍNH ACID – BASE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần. Hình. Tính acid – base của oxide & hydroxide cùng chu kì (chu kì 2 & 3) Ví dụ 1. Phản ứng của oxide với nước: Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na 2 O, MgO, P 2 O 5  vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau: Oxide Hiện tượng Na 2 O Tan hoàn toàn trong nước Quỳ tím chuyển màu xanh đậm MgO Tan một phần trong nước Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt P 2 O 5 Tan hoàn toàn trong nước Quỳ tím chuyển màu đỏ Trả lời câu hỏi: a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. b) So sánh tính acid - base của các oxide và hydroxide tương ứng. Đáp án: a) Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm: Na 2 O + H 2 O → 2NaOH
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 3 MgO + H 2 O → Mg(OH) 2   P 2 O 5  + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 b) Na 2 O tan tốt trong nước, MgO tan một phần trong nước và làm quỳ chuyển màu xanh  Na 2 O có tính base mạnh hơn MgO, tính base của NaOH mạnh hơn Mg(OH) 2 P 2 O 5  tan tốt trong nước, làm quỳ chuyển màu đỏ  P 2 O 5  có tính acid và H 3 PO 4  là một acid. Ví dụ 2. Phản ứng của muối với dung dịch acid: Chuẩn bị: dung dịch Na 2 CO 3;  dung dịch HNO 3  loãng; ống nghiệm. Tiến hành: Thêm từng giọt dung dịch Na 2 CO 3   vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO 3 . Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO 3  và H 2 CO 3 . Đáp án: a) Phương trình hóa học của phản ứng: Na 2 CO 3  + 2HNO 3  → 2NaNO 3  + CO 2  + H 2 O b) Thí nghiệm có thể xảy ra nên điều kiện phản ứng được thỏa mãn.  Acid mới sinh ra H 2 CO 3  yếu hơn HNO 3  nên đã phân hủy thành khí CO 2  và H 2 O. Ví dụ 3. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Tính kim loại và phi kim. B. Tính acid – base của các hydroxide. C. Khối lượng nguyên tử. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Ví dụ 4. Dãy gồm các chất sắp xếp theo tính base tăng dần là A. Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 , NaOH. B. NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 . C. Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , NaOH. D. Al(OH) 3 , NaOH, Mg(OH) 2 . Đáp án: Tên nguyên tố Na Mg Al Z 11 12 13 Trong một chu kì, tính base của các hydroxide giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH. Ví dụ 5. Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng: a) H 2 SiO 3 , HClO 4 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 . b) Sulfuric acid (H 2 SO 4 ), selenic acid (H 2 SeO 4 ) và teluric acid (H 2 TeO 4 ). Đáp án: a) Trong một chu kì, tính acid của các hydroxide tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Tên nguyên tố Si P S Cl Z 14 15 16 17 HClO 4 > H 2 SO 4 > H 3 PO 4 > H 2 SiO 3 . b) Trong một nhóm, tính acid của các hydroxide giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. H 2 SO 4 > H 2 SeO 4 > H 2 TeO 4 . Ví dụ 6. Cho các oxide sau: Al 2 O 3 , Na 2 O, SiO 2 , MgO, SO 3 , P 2 O 5 , Cl 2 O 7 . a) Cho biết tính acid – base của các oxide trên. b) Sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid - base. Giải thích. Đáp án: a)
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 4 b) Tính acid tăng dần và tính base giảm dần theo thứ tự: Na 2 O, MgO, Al 2 O 3 , SiO 2 , P 2 O 5 , SO 3 , Cl 2 O 7 Do các oxide của các nguyên tố trên đều thuộc cùng chu kì 3 nên từ trái sang phải tính acid tăng dần, tính base giảm dần. Ví dụ 7. Cho các hydroxide sau: NaOH, H 2 SiO 3 ; HClO 4 ; Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , H 2 SO 4 . a) Cho biết tính acid – base của các hydroxide trên. b) Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid-base. Giải thích. Đáp án: a) b) Tính acid giảm dần và tính base tăng dần: NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , H 2 SiO 3 , H 2 SO 4 , HClO 4 . Do các hydroxide của các nguyên tố trên đều thuộc cùng chu kì 3 nên từ trái sang phải tính acid tăng dần, tính base giảm dần.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.