Content text bài 77. Em ôn lại những gì đã học.docx
1 Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… CHỦ ĐỀ 3: HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG BÀI 77 - EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố và ôn tập tổng hợp kiến thức: - Nhận dạng được hình thang, hình tròn và một số loại hình tam giác. - Nhận dạng được hình khối đã học và hình khai triển của chúng. - Tính toán được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; diện tích các hình phẳng đã học. - Nhận biết, chuyển đổi, tính toán với các đơn vị đo diện tích, thể tích, khối lượng, thời gian, vận tốc. - Tính toán được thời gian, quãng đường, vận tốc. - Vận dụng các kiến thức kĩ năng về hinh học và đo lường để tính toán, ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: - Năng lực tư duy và lập luận toán học - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế. 3. Phẩm chất:
2 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học: - Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có). - Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi "Lời mời chơi" cho cả lớp. - GV phổ biến lại luật chơi: + HS đưa ra những lời mời ôn lại kiến thức đã học, bạn nào nhận được lời mời sẽ thực hiện lời mời. VD: + A: Mời bạn nêu cách tính diện tích hình thang? - HS tham gia theo sự hướng dẫn của GV. + B: Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2
3 - GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Củng cố ôn tập lại kiến thức chủ đề 3. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: a. Trong các hình dưới đây, hình nào là tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác đều, hình bình thành, hình thang? b. Trong các hình dưới đây, hình nào là hinh khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ - GV yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân (S là diện tích hình thang; a,b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao) Đáp án bài 1: Bài giải: a. b. Hình 1: Hình lập phương Hình 2: Hình hộp chữ nhật Hình 3: Hình trụ