Content text bài 2 - NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG.docx
Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../...... BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG I. Mục tiêu 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ, sự khác biệt so với thơ lục bát. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. - Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học - Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần. - Viết được văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó. - Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 2. Phẩm chất - Yêu thương, đồng cảm với con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học liệu: trả lời câu hỏi III. Tiến trình dạy học PHẦN TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học b. Nội dung: GV gợi dẫn HS theo nhiều cách c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: GV Tổ chức cho HS tham gia hoạt động: Bản đồ Tâm trạng.
Trên bản đồ, có nhiều địa điểm đã ghi tên những loại cảm xúc khác nhau, yêu cầu HS viết/dán tên của mình vào vùng cảm xúc tương ứng (nếu đang cảm thấy hạnh phúc, HS sẽ dán/viết tên của mình vào vùng “Hạnh phúc“). Sau đó, GV lựa chọn 1 vài HS yêu cầu HS nêu lý do tại sao lại lại có cảm xúc, tâm trạng như vậy và làm thế nào để HS có thể đối phó với cảm xúc, tâm trạng ấy của mình. - GV dẫn dắt vào bài mới: Từ “Bản đồ tâm trạng”, chúng ta thấy rõ rằng cuộc sống là sự đan xen của muôn vàn cung bậc cảm xúc. Chính sự đa dạng ấy đã làm cho cuộc sống trở nên phong phú và đáng sống hơn. Mỗi cảm xúc mà chúng ta trải qua, dù là hạnh phúc hay khó khăn, đều là những trải nghiệm quý báu, giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Những cung bậc tâm trạng ấy có thể được gửi gắm vào thơ, để lại cho người đọc nhiều xúc cảm và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống. Để khám phá về những cảm xúc này, chúng ta sẽ bước vào một hành trình mới qua những tác phẩm văn học độc đáo – những bài thơ thuộc thể thơ song thất lục bát. Với sự kết hợp nhịp nhàng giữa câu song thất và lục bát, thể thơ này không chỉ mang đến âm điệu du dương, mà còn là công cụ tuyệt vời để biểu đạt những cung bậc tâm trạng sâu lắng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính của bài học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì? + Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? + Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trả lời câu hỏi I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC 1. Chủ đề “Những cung bậc tâm trạng” Những nỗi niềm, khát vọng riêng tư của con người trong cuộc sống. 2. Thể loại - (trích Chinh phụ ngâm), nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) Thơ song thất lục bát - Tiếng đàn mưa, Bích Khê Thơ song thất lục bát - Một thể thơ độc đáo của người Việt, Dương Lâm An Văn bản thông tin
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được tri thức về thể thơ song thất lục bát b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đã cbi từ nhà Gv yêu cầu HS xác định số câu, số chữ trong từng câu, so sánh với thể thơ lục bát. 1. …Ăn gan ấy mới hầu thỏa dạ, Uống huyết kia mới hả giận này. Ví dù gan nát, óc lầy, Cho rằng da ngựa bọc thây cũng đành… (Phan Kế Bính, bản dịch Dụ chư tì tướng hịch văn) 2. Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc Phèng la kêu, trống giục vang đồng Đường quê đỏ rực cờ hồng Giáo gươm sáng đất, tầm vông nhọn trời Quyết một trận, quét đời nô lệ Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông! Hỡi ôi! Việc chửa thành công II. TRI THỨC NGỮ VĂN 1. Khái niệm - Là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). - Có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ cũng không cố định. 2. Đặc điểm * Về vần - Sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). + Vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó. + Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ. * Về thanh điệu