PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KNTT_Bài 10_Lập kế hoạch tài chính cá nhân.doc

Câu 1: Việc không xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính sẽ khiến mỗi người A. được người khác tôn trọng. B. duy trì tài chính lành mạnh. C. chi tiêu hoang phí và không kiểm soát D. chủ động tính toán chi tiêu Câu 2: Toàn bộ những vấn đề liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư…của mỗi người được gọi là A. tài chính doanh nghiệp. B. tài chính gia đình. C. tài chính thương mại. D. tài chính cá nhân. Câu 3: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là A. Kế hoạch tài chính gia đình. B. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp. C. Kế hoạch tài chính cá nhân D. Kế hoạch phân bổ ngân sách. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn? A. Thực hiện mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. B. Mục tiêu thường là khoản tiền lớn. C. Thời gian thực hiện dưới 6 tháng. D. Thời gian thực hiện trên 6 tháng. Câu 5: Lập kế hoạch tài chính để xây dựng nguồn tiền tiết kiệm không bao gồm khoản thu nào sau đây? A. Tiền lương. B. Tiền làm thêm. C. Tiền được chu cấp. D. Tiền mượn nợ. Câu 6: Mục tiêu kế hoạch tài chính ngắn hạn giải quyết lượng tiền tiết kiệm thường là: A. một khoản tiền lớn. B. một khoản tiền nhỏ. C. nhiều khoản tiền lớn. D. một khoản tiền rất lớn. Câu 7: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng được gọi là A. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. Câu 8: Khi thực hiện theo dõi và kiểm soát thu chi, cá nhân cần phải: A. Chỉ xác định khoản tiết kiệm. B. Tách khoản chi thiết yếu và không thiết yếu. C. Chỉ xác định khoản chi không thiết yếu. D. Chỉ xác định khoản chi thiết yếu. Câu 9: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường gắn với khoảng thời gian là A. dưới 12 tháng. B. dưới 3 tháng. C. dưới 10 tháng. D. dưới 26 tháng. Câu 10: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 2 tháng nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch dài hạn. B. Kế hoạch trung hạn. C. Kế hoạch vô thời hạn. D. Kế hoạch ngắn hạn. Câu 11: Để phân loại kế hoạch tài chính cá nhân cần dựa vào đặc điểm nào sau đây? A. Mục đích thực hiện kế hoạch. B. Số tiền thực hiện kế hoạch. C. Chủ thể thực hiện kế hoạch. D. Thời gian thực hiện kế hoạch. Câu 12: Khi cá nhân chi tiêu quá mức quy định theo kế hoạch, khi điều chỉnh không được cắt giảm khoản chi nào sau đây? A. Khoản chi thiết yếu. B. Khoản chi không thiết yếu.
C. Khoản chi donate cho idol. D. Khoản chi nạp thẻ game Free Fire. Câu 13: Xét về mối quan hệ thì kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính A. công cộng. B. dài hạn. C. vô hạn. D. tập thể. Câu 14: Cá nhân lập tài chính thu, chi và tiết kiệm đối với khoản tiền lớn trong thời gian dài nên chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch ngắn hạn. B. Kế hoạch dài hạn. C. Kế hoạch trung hạn. D. Kế hoạch vô thời hạn. Câu 15: Lập kế hoạch tài chính cá nhân cần thực hiện bao nhiêu bước cơ bản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 16: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn thường gắn với khoảng thời gian là A. từ 3 đến 6 tháng. B. từ 1 đến 2 tháng. C. từ 10 đến 24 tháng. D. từ 24 đến 48 tháng. Câu 17: Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì? A. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả. B. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ. C. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống. D. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện. Câu 18: Một trong những đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là A. có kế hoạch thực hiện lâu dài. B. thực hiện trong thời gian dài. C. gắn với một số tiền lớn. D. gắn với một số tiền nhỏ. Câu 19: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 5 tháng nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch dài hạn. B. Kế hoạch vô thời hạn. C. Kế hoạch trung hạn. D. Kế hoạch ngắn hạn. Câu 20: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 6 tháng trở lên được gọi là A. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. Câu 21: Cá nhân không thể hiện tốt kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể. B. Cân nhắc cụ thể các khoản chi tiêu. C. Tự do tiêu tiền trong thẻ của bố mẹ. D. Tính toán những khoản cần thiết để tiêu dùng. Câu 22: Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Để đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiến lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường. B. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng. C. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả. D. Để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Câu 23: Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì? A. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống. B. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả. C. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện. D. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ. Câu 24: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân? A. Ghi chép cụ thể các khoản cần chi tiêu. B. Tiêu đến đâu thì lo đến đấy C. Tự do tiêu tiền sau đó xin bố mẹ. D. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái. Câu 25: Nội dung nào dưới đây không liên quan đến tài chính cá nhân?
A. thu nhập. B. Việc làm. C. Tiết kiệm. D. Chi tiêu. Câu 26: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 2 năm nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch trung hạn. B. Kế hoạch vô thời hạn. C. Kế hoạch ngắn hạn. D. Kế hoạch dài hạn. Câu 27: Việc không xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính sẽ khiến mỗi người A. thực hiện được mục tiêu tài chính. B. tiết kiệm tiền bạc một cách hợp lý. C. điều chỉnh chi tiêu của bản thân. D. mất kiểm soát trong việc chi tiêu Câu 28: Loại kế hoạch tài chính nào sau đây đảm bảo mục tiêu khoản tiền nhỏ trong thời gian 3 đến 6 tháng? A. Ngắn hạn. B. Dài hạn. C. Vô thời hạn. D. Trung hạn. Câu 29: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, ngoài các khoản chi thiết yếu, người lập kế hoạch cần xây dựng thêm khoản chi nào sau đây? A. Chi phí phát sinh không xác định. B. Khoản chi đi chơi với bạn bè. C. Khoản chi đi chơi với người yêu. D. Khoản chi đóng tiền nợ môn. Câu 30: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian dưới 3 tháng được gọi là A. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. Câu 31: Hành động nào sau đây thể hiện sự biết kiểm soát tài chính cá nhân? A. Luôn mua sắm hàng hiệu trong khi khả năng tài chính không đáp ứng việc trả nợ. B. Suy nghĩ về quỹ tiết kiệm trước khi mua hàng. C. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái. D. Mượn nợ bạn bè để mua được món đồ mình thích, từ từ tiết kiệm trả bạn sau. Câu 32: Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lưu ý điều gì? A. Tư duy hệ thống và có tầm nhìn xa. B. Khả năng trả nợ của bản thân. C. Uy tín và khả nàng sử dụng tiền của cá nhân. D. Loại kế hoạch tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân tương ứng. Câu 33: Khi thực hiện thu chi, nếu cá nhân chi vượt mức quy định thì cá nhân cần phải làm gì? A. Xin tiền ba mẹ bù vào. B. Cắt giảm các khoản chi không thiết yếu. C. Cắt giảm các khoản chi thiết yếu. D. Ghi nợ, kế hoạch tài chính lần sau bù lại. Câu 34: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân? A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 35: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người B. tự do tiêu sài phung phí. C. tính toán và cân đối chi tiêu. D. chi tiêu không có kế hoạch. Câu 36: Để kế hoạch tài chính không bị thâm hụt người lập kế hoạch cần phải làm gì? A. Không xây dựng khoản tiết kiệm B. Tích cực thu, giảm chi. C. Thiết lập quy tắc thu, chi hợp lý. D. Luôn thu, không chi. Câu 37: Kế hoạch tài chính cá nhân không gắn liền với hoạt động nào dưới đây?
A. Hoạt động tiết kiệm. B. Hoạt động nghệ thuật. C. Hoạt động thu nhập. D. Hoạt động chi tiêu. Câu 38: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân? A. Vay tín dụng đen để trả vào nhưng khoản còn nợ B. Luôn mua sắm những gì mình thích dù ko có tiền. C. Xây dựng dự toán chi tiêu trong tháng. D. Mượn bạn bè mua cái mình thích rồi tính sau. Câu 39: Kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi cá nhân luôn luôn gắn với một A. mối quan hệ đa chiều B. giai đoạn thời gian. C. thủ tục phức tạp. D. người có địa vị. Câu 40: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn thường gắn với khoảng thời gian là A. từ 6 tháng trở lên. B. từ 2 tháng trở lên. C. từ 1 tháng trở lên. D. không xác định. Câu 41: Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, M đã dành toàn bộ các khoản thu nhập mà mình có được để tiết kiệm với mong muốn kế hoạch tiết kiệm của mình sẽ nhanh chóng hoàn thành. Trong trường hợp này, kế hoạch của M thiếu nội dung gì? A. Các khoản chi không thiết yếu. B. Các khoản thu nhập tăng thêm. C. Các khoản thu nhập thường xuyên. D. Các khoản chi tiêu thiết yếu. Câu 42: Bạn K cần mua 1 máy tính CASIO Fx570ES Plus giá 500 nghìn đồng. Bạn đã lập kế hoạch tài chính cá nhân tiết kiệm trong 2 tháng. Tuy nhiên sau 2 tháng, máy tính CASIO Fx570ES Plus đã tăng giá lên 550k. Trong trường hợp này, bạn H cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình A. Mua loại khác rẻ tiền hơn. B. Điều chỉnh kéo dài kế hoạch. C. Quyết định không mua nữa. D. Vay bạn bè hoặc bố mẹ. Câu 43: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thường xuyên đau yếu, H đã quyết tâm lên kế hoạch vừa tiết kiệm chi tiêu vừa kiếm tiền để mua quần áo và dụng cụ học tập cho năm học mới vào tháng 9/2023. Trong trường hợp này bạn H nên xây dựng loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch vô thời hạn. B. Kế hoạch ngắn hạn. C. Kế hoạch dài hạn. D. Kế hoạch trung hạn. Câu 44: H là học sinh lớp 10. Cuối năm học, H nhận danh hiệu học sinh xuất sắc của trường, cùng khoản tiền thường là 200 000 đồng. H muốn lập một kế hoạch tài chính đến khi học xong lớp 12. Với số tiền dành dụm được, H dự định sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh, một đôi giày mới và thi lấy bằng lái xe máy. Trong trường hợp này H nên lựa chọn kế hoạch tài chính cá nhân nào? A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân vô hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. Câu 45: Được biết 2 tháng sau là sinh nhật mẹ, bạn H quyết định lập kế hoạch tài chính cá nhân để tiết kiệm tiền mua quà sinh nhật, bạn dự định tiết kiệm chi tiêu và sẽ làm một số đồ Hanmart để bán online. Kế hoạch tài chính cá nhân của bạn H thuộc loại kế hoạch nào dưới đây? A. Dài hạn. B. Vô thời hạn. C. Ngắn hạn. D. Trung hạn. Câu 46: H muốn mua giày mới, để có tiền tiết kiệm H phải thiết lập quy tắc thu chi về việc sử dụng tiền trong kế hoạch tài chính cá nhân của mình như thế nào? A. Tổng chi = Tổng thu. B. Tổng chi > Tổng thu C. Tổng chi ≤ Tổng thu.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.