Content text KTCT - HI 49K DUE Z.pdf
CÂU HỎI CHƯƠNG 2 1. Giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị hàng hóa. ĐÚNG. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. 2. Tất cả các loại lao động đều có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. SAI. Chỉ có lao động của con người mới có tính 2 mặt. 3. Sự biến động của giá trị hàng hóa trên thị trường là do tác động của quan hệ cung cầu. SAI. Giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, quan hệ cung cầu chỉ quy định giá cả của hàng hóa. 4. CNTB là nền sản xuất hàng hóa phát triển cao do đó quy luật giá trị và quy luật cung cầu có vai trò quyết định sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản. SAI. Vì còn giá trị thặng dư 6. Giá cả hàng hóa là biểu hiện của số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. SAI. Giá cả hàng hóa biểu hiện bằng tiền của giá trị, là kết quả của sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. 7. Khi năng suất lao động và cường độ lao động đều giảm thì giá trị của đơn vị hàng hóa cũng giảm. SAI. Khi năng suất lao động giảm thì giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tăng, và khi cường độ lao động giảm thì giá trị của 1 đơn vị hàng hóa không đổi. Vì vậy, khi năng suất lao động và cường độ lao động đều giảm thì giá trị của đơn vị hàng hóa tăng. 8. Tiền ký hiệu giá trị nếu chưa sử dụng đến (tiền tiết kiệm) là tiền được rút khỏi lưu thông để cất trữ. SAI. Vì tiền được rút khỏi lưu thông để cất trữ là vàng. Page 3