Content text Bài 16 - Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển - Có HDG.docx
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí. - Khi thay đổi áp suất đột ngột có thể gây ra tiếng động trong tai. - Áp suất không khí được ứng dụng để chế tạo một số dụng cụ phục vụ đời sống như: giác mút, bình xịt, … B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo một hướng nhất định. B. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong một chất lỏng đứng yên là khác nhau. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ thuận với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng. Hướng dẫn giải: A. Sai. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Sai. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong một chất lỏng đứng yên là như nhau. D. Sai. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong cùng một chất lỏng. Chọn C Câu 2. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao lớp chất lỏng phía trên. Hướng dẫn giải: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên. Chọn D Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ dài của các nhánh bằng nhau.
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Hướng dẫn giải: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. Chọn B Câu 4. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại theo nhiều phía vì A. không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Hướng dẫn giải: Vì khi hút bớt không khí trong hộp thì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn nên khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho vỏ bị bẹp đi theo mọi phía. Chọn C Câu 5. Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa áp suất và độ sâu của chất lỏng? A. B. C. D. Hướng dẫn giải: Công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h. Có dạng hàm số bậc nhất. Chọn C Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. B. Ở các hành tinh khác trong vũ trụ không có áp suất khí quyển. C. Không thể dùng công thức p = d.h để tính áp suất khí quyển. D. mmHg cũng là đơn vị đo áp suất khí quyển. Hướng dẫn giải: Áp suất khí quyển không chỉ có ở Trái Đất mà còn có ở các hành tinh khác trong vũ trụ. Chọn B p h p p p h h h
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Câu 7. Càng lên cao thì áp suất khí quyển A. càng tăng. B. càng giảm. C. không thay đổi. D. có thể vừa tăng, vừa giảm. Hướng dẫn giải: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Chọn B Câu 8. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. B. Thổi hơi vào quả bóng, quả bóng sẽ phồng lên. C. Vật rơi từ trên cao xuống. D. Con người có thể hít không khí vào phổi. Hướng dẫn giải: Hiện tượng do áp suất khí quyển gây ra là: Con người có thể hít không khí vào phổi. Chọn D Câu 9. Xem hình bên dưới, kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh áp suất tại bốn điểm A, B, C, D. A. p D < p A < p C < p B . B. p A < p D < p C < p B . C. p C < p B < p A < p D . D. p B < p C < p A = p D . Hướng dẫn giải: Công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h. Cùng một chất lỏng nên d như nhau. Từ hình, ta thấy: h B > h C > h A = h D . p B < p C < p A = p D . Chọn D Câu 10. Có 4 bình được đựng nước (xem hình dưới), áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất? . B C . . . D A