PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 3. NHIỆT ĐỘ. THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ - HS.docx

Chủ đề 3 : NHIỆT ĐỘ , THANG NHIỆT ĐỘ , NHIỆT KẾ I – TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Ý nghĩa khái niệm nhiệt độ Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng: - Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Khi hai vật tiếp xúc nhau có nhiệt độ bằng nhau thì không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng. Hai vật ở trạng thái cân bằng nhiệt. 2. Các thang đo nhiệt độ a) Thang nhiệt độ Celsius - Thang Celsius là thang đo nhiệt độ có một mốc là nhiệt độ nóng chảy của nước đá tinh khiết (quy ước là 0 0 C) và mốc còn lại là nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (quy ước là 100 o C). Khoảng giữa hai mốc nhiệt độ này được chia thành 100 khoảng bằng nhau. - Nhiệt độ trong thang Celsius thường được kí hiệu bằng chữ t, đơn vị là độ C ( 0 C). - Các nhiệt độ cao hơn 0 0 C có giá trị dương, thấp hơn 0 0 C có giá trị âm. - Thang nhiệt độ chúng ta vẫn dùng hằng ngày là thang Celsius. b) Thang nhiệt độ Kelvin - Thang nhiệt độ Kelvin, còn được gọi là thang đo nhiệt động, là thang đo nhiệt độ sử dụng mốc gồm hai nhiệt độ cố định: - Nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể có, được gọi là độ không tuyệt đối, được định nghĩa là 0K. Không có vật ở bất kì trạng thái nào có thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ này. - Nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở cả ba thể rắn, lỏng và hơi, trong trạng thái cân bằng nhiệt ở áp suất tiêu chuẩn (được định nghĩa là 273,15K, tương đương với 0,01 0 C), được gọi là nhiệt độ điểm ba của nước. c) Thang nhiệt độ Fahrenheit
Trong thang nhiệt độ Fahrenheit được nhà vật lí người Đức là Daniel Fahrenheit (Đa-ni-en Ga-ri-eo Fa-ren-hai) đề xuất năm 1724. Ông chọn hai mốc nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ của nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 32 o F và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm là 212 o F. Trong khoảng giữa hai mốc nhiệt độ này, chia thành 180 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng với 1 o F. Thang đo này được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. d) Sự chuyển đổi giữa các thang đo nhiệt độ Với quy ước như vậy, công thức chuyển đổi giữa hai thang nhiệt độ sẽ là: ()273,15tCTK ()273,15TKtC . Người ta thường làm tròn số như sau: ()273tCTK (1) ()273TKtC (2) Nếu gọi t là nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Celcius và T là nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Fahrenheit thì: T ( o F) = 1,8t ( o C) + 32 3. Nhiệt kế Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ của các chất, các vật liệu, các linh kiện điện và điện tử,… Nguyên lí hoạt động của một số loại nhiệt kế: Các nhiệt kế thường dùng: dựa trên sự nở dài của cột chất lỏng trong ống thuỷ tinh (nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế dầu). Các loại nhiệt kế kim loại: dựa trên sự nở dài của một thanh kim loại mỏng thằng hoặc xoắn ốc. Nhiệt kế hồng ngoại điện tử: Bất kể vật nào có nhiệt độ trên -273 o C đều phát ra bức xạ điện từ. Nhờ vào đó mà cảm biến hồng ngoại sẽ đo được mức năng lượng và từ đó sẽ tính toán ra nhiệt độ.
- Các loại nhiệt kế khí: dựa trên sự nở vì nhiệt của thể tích một lượng khí xác định ở áp suất không đổi. II – BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn ( 4,5 điểm ) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius? A. Kí hiệu của nhiệt độ của t. B. Đơn vị đo nhiệt độ là o C. C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1atm là 0 o C. D. 1 o C tương ứng với 273 K. Câu 2:  Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a. Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế b. Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế c. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế d. Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa; Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất: A. a, b, c, d B. d, c, a, b C. d, c, b, d D. b, a, c, d Câu 3: Trong thang nhiệt Farentheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? A. 273K B. 32°C C. 0K D. 0°C Câu 4. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Để đo nhiệt độ của bàn là phải dùng nhiệt kế nào? Loại nhiệt kế Thủy ngân Rượu Kim loại Y tế Thang nhiệt độ Từ -10 0 C đến 110 0 C Từ -30 0 C đến 60 0 C Từ 0 0 C đến 400 0 C Từ 34 0 C đến 42 0 C A. Nhiệt kế kim loại. B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế y tế D. Nhiệt kế rượu Câu 5: Cơ chế của sự dẫn nhiệt là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác. B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác. D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác. Câu 6. Trong thang nhiệt độ Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu K? A. 0K B. 373K C. 173K D. 100K Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội như sau: Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin? A. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. B. Nhiệt độ từ 19 K đến 28 K. C.Nhiệt độ từ 273 K đến 301 K. D. Nhiệt độ từ 273 K đến 292 K. Câu 8: Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là: A. Kelvin (K) B. Celsius ( 0 C) C. Fahrenheit ( 0 F) D. Cả 3 đơn vị trên Câu 9.  Điều nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt: A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn. D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn. Câu 10. Đổi đơn vị 32 0 C ra đơn vị độ K? A. 32 0 C = 350K B. 32 0 C = 305K C. 32 0 C = 35K D. 32 0 C = 530K Câu 11. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế điện tử D. Tốc kế Câu 12. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 13. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.