Content text 6. ĐỀ HSG HÓA 9 TỈNH NAM ĐỊNH 2024 2025.Image.Marked.pdf
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN 2 – Lớp: 9 THCS Thời gian làm bài: 150 phút. Đề thi gồm: 04 trang. Cho khối lượng nguyên tử: C= 12; O=16; H=1; S=32; N= 14; Cl=35,5; I= 127; Fe= 56; Na= 23; Cu= 64; Mg= 24. Câu 1: (1 điểm) Đơn chất của X chiếm khoảng 78 % thể tích không khí. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học X và Y lần lượt ở ô số 7 và ô số 1. Hợp chất A được tạo bởi X, Y. a. Xác định X, Y, A và loại liên kết trong A. b. Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong A. c. Dự đoán nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khả năng dẫn điện của A. Câu 2: (3 điểm) 1. Có 2 ống nghiệm đánh số 1, 2. Cho cùng một lượng đá vôi dạng viên (thành phần chính là CaCO3) vào 2 ống nghiệm. Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 5 mL dung dịch HCl 5% và 15% (đã cân trước phản ứng), tổng khối lượng các chất ban đầu của mỗi ống nghiệm lần lượt là m1 và m2. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng. b. Sau khi kết thúc thí nghiệm đem cân lại các ống nghiệm 1, 2 lần lượt được khối lượng tương ứng là a1 và a2. Hãy so sánh m1 với a1 và m2 với a2. Giải thích. c. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích. 2. Phương pháp Solvay là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để sản xuất sodium carbonate (Na2CO3). - Nguyên liệu: Đá vôi, muối ăn, ammonium và nước. Bước 1: Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 đến bão hòa. Bước 2: Nhiệt phân CaCO3 để thu CO2. Bước 3: Dẫn CO2 vừa thu được ở trên vào dung dịch bão hòa của NaCl trong NH3 thu được NaHCO3 và NH4Cl. Do NaHCO3 ít tan ở lạnh nên kết tinh tách ra khỏi dung dịch, thu được NaHCO3. Bước 4: Nhiệt phân NaHCO3 để thu được Na2CO3. Bước 5: NH4Cl sinh ra được chế hóa với CaO để thu khí NH3 và CO2 tái sử dụng. Sơ đồ quá trình Solvay sản xuất Na2CO3 a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong bước 2, 3, 4. b. Cho biết các phản ứng ở các bước đều có hiệu suất 80%. Từ nguyên liệu ban đầu là 30 kg CaCO3; 7,437 m3 NH3 (đkc); 17,55 kg NaCl, thu được bao nhiêu kg NaHCO3. 3. Thực hiện các thí nghiệm tại thời điểm ban đầu được mô tả như trong hình vẽ dưới đây: a. Sau một thời gian thì cân trong thí nghiệm 1 (TN1) lệch về phía nào? Vì sao? b. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 2 (TN2).
a. Vùng đất trên phù hợp trồng cây chè và thanh long. b. Loại đất trên bị nhiễm chua, để trồng hành tây, cà chua, mía phát triển tốt ta cần khử chua cho đất bằng cách rắc vôi bột (chứa chủ yếu CaO) hoặc bón tro thực vật (tro đốt rơm rạ). c. Để cây cải thảo và hành tây phát triển tốt, ta cần bón nhiều đạm một lá (NH4)2SO4 qua nhiều vụ liên tiếp để đất có giá trị pH phù hợp. d. Để cải tạo đất cằn cỗi thì một biện pháp hữu hiệu là sử dụng phân bón hữu cơ (làm từ rác thải hữu cơ: rau thừa, vỏ củ, quả...). Câu 4: (6 điểm) 1. Dựa vào tính vật lý của kim loại, tìm hiểu và giải thích. a. Dây dẫn điện gia dụng thường được làm bằng đồng. b. Dây dẫn điện cao thế được làm bằng nhôm. c. Vàng được dùng làm đồ trang sức. 2. Hàn hoá nhiệt để sinh ra nhiệt làm nóng chảy kim loại trong khuôn kín được sử dụng theo sơ đồ phản ứng sau đây: Al + CuO o t Al2O3 + Cu Để hàn một chân vịt tàu thủy được làm bằng đồng (copper) có vết nứt tương ứng với thể tích của một hình trụ đường kính 20 mm, dài 5 cm, người ta dùng 246,96 gam một hỗn hợp X chứa Al và CuO theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Cho π = 3,14 và thể tích hình trụ tính theo công thức V= π.r2 .h (trong đó r là bán kính hình trụ, h là chiều cao). Giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra đều được dùng để hàn, khối lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm3 . Tính hiệu suất của phản ứng hàn hóa nhiệt. 3. Cho 3 mẫu kim loại A1, A2, A3. Để xác định mức độ hoạt động của các kim loại, một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm và quan sát được các hiện tượng: Thí nghiệm 1: Cho A1 vào dung dịch muối của A2 thấy bề mặt A1 đổi màu. Thí nghiệm 2: Cho A2 vào dung dịch HCl không thấy hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm 3: Cho A1 vào dung dịch muối của A3 không thấy hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm 4: Cho A3 vào nước thấy sản phẩm gồm chất khí và dung dịch chứa chất tan. a. Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động giảm dần. Giải thích. b. Chọn A1, A2, A3 trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thỏa mãn và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. c. Cho A3 vào dung dịch muối của A2, nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng. d. Phương pháp nào thường được dùng để tách kim loại A3 ra khỏi hợp chất của nó. Giải thích. 4. Cho các đơn chất có công thức hóa học như sau: A, B, D2. Biết rằng: - A là kim loại màu trắng bạc, được dùng làm nồi, xoong, chảo...Trong công nghiệp A được điều chế từ quặng bauxite. - B là kim loại cơ bản trong hợp kim gang, thép. - D2 là chất khí màu vàng lục, được dùng để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, sợi, bột giấy... sản xuất nước Javel, chất tẩy rửa... a. Xác định A, B, D2. b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: + Điều chế A từ quặng bauxite. + Đốt B trong D2. + Cho A, B lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. c. Trong quá trình sản xuất aluminium từ quặng bauxite, cực dương (anode) của thùng điện phân bị mòn dần, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng. d. Giải thích tại sao nhôm tạo ra không cháy ngay với oxygen trong không khí?
Câu 5: (6 điểm) 1. Có các chất sau: C12H22O11, C3H8, NaHCO3, CO, CHCl3, CaCO3, CCl4, KCN, (NH2)2CO. Những chất nào là hợp chất hữu cơ? 2. Trong hợp chất hữu cơ có 3 loại liên kết cơ bản: liên kết đơn “─”, liên kết đôi “=”và liên kết ba “≡”. Theo lí thuyết hiện đại liên kết đơn thuộc loại liên kết ϭ (liên kết xích ma); liên kết đôi gồm 1 liên kết ϭ và 1 liên kết π (liên kết pi); liên kết ba gồm 1 liên kết ϭ và 2 liên kết π. Một alkane X2 chứa 19 liên kết ϭ. + Biện luận tìm công thức phân tử của X2. + X2 dễ cháy và tỏa nhiệt mạnh. Viết phương trình hóa học của phản ứng khi đốt cháy X2. 3. Trong phòng thí nghiệm khí G tinh khiết được điều chế từ dung dịch C2H5OH 960 và H2SO4 đặc như hình vẽ. a. Viết phương trình hóa học điều chế G xảy ra trong ống nghiệm. b. Nêu vai trò của đá bọt và bông tẩm dung dịch NaOH đặc. c. Khí G được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp gì? Giải thích. d. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi: + Đốt khí G sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí. + Dẫn khí G sinh ra ở đầu vuốt nhọn qua nước bromine. 4. Hydrocarbon mạch hở X là chất khí ở điều kiện thường (ở điều kiện thường, các hydrocarbon có từ 1 đến 4 nguyên tử carbon tồn tại trạng thái khí). Đốt cháy hoàn toàn X thấy thể tích khí oxygen cần dùng nhiều hơn thể tích khí CO2 sinh ra là 1 đơn vị thể tích (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của X. Biết X có chứa liên kết π. 5. Chỉ số octane là chỉ số đo lường khả năng chống kích nổ của một nhiên liệu khi nhiên liệu này bốc cháy với không khí bên trong xilanh của động cơ đốt trong. Quy ước chỉ số octane của 2,2,4- trimethylpentane (iso octane) là 100 và của heptane là 0. Chỉ số octane càng cao, hiệu suất cháy của xăng càng cao. RON là viết tắt của “reseach octane number”, tức chỉ số octane nghiên cứu. Ví dụ RON 92 thì có chỉ số octane bằng 92, tức là 100 lít xăng RON 92 có thể quy đổi tương ứng 92 lít xăng có chỉ số octane 100, còn lại là xăng có chỉ số octane bằng 0. Xăng E5 có chứa 5% ethylic alcohol (ethanol) và 95% xăng RON 92 theo thể tích, cho biết ethanol có chỉ số octane là 109. a. Xác định công thức phân tử của 2,2,4-trimethylpentane (iso octane). Biết công thức cấu tạo thu gọn của 2,2,4-trimethylpentane như sau: CH3 │ CH3 ─ C ─ CH2 ─ CH ─ CH3 │ │ CH3 CH3 b. Tính chỉ số octane của xăng E5. c. Giải thích tại sao xăng E5 có hiệu suất cháy kém hơn xăng RON 95. ---------------------HẾT---------------------- HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: (1 điểm) Ý Nội dung X là N, Y là H, A là NH3. 1.a. - Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị.