PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text C. CÁCH VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN.docx



(2) Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống. (3) Bài học nhận thức và hành động cho bản thân và những người xung quanh. Trong ba ý trên, ý (2) là trọng tâm của bài viết, vấn đề xã hội liên quan đến văn bản đọc hiểu ở ý (1) chỉ là đề tài để người viết bàn bạc, trao đổi, mở rộng, nâng cao ở ý (2). * Viết Xem lại cách viết dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội (độc lập) đã nêu ở trên. * Kiểm tra và chỉnh sửa sau khi viết Xem lại cách cách kiểm tra, chỉnh sửa sau khi viết dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội (độc lập) đã nêu ở trên. Xem hướng dẫn làm bài câu 2, đề ôn luyện số 20 của tài liệu này. 3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội Tương tự với viết bài văn, khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần tuân thủ theo quy trình bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa sau khi viết; vận dụng cách triển khai từng dạng bài cụ thể cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. a) Cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội (độc lập) * Chuẩn bị: Tương tự cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội độc lập như đã nêu ở trên. * Tìm ý và lập dàn ý: Trong phạm vi của đoạn văn, thường đề bài sẽ yêu cầu người viết làm rõ một nội dung/ khía cạnh của vấn đề xã hội. Việc tìm ý cần bám sát, tập trung vào nội dung/ khía cạnh được yêu cầu. Các nội dung khác như giải thích, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cần được viết ngắn gọn, như là điều kiện để triển khai nội dung được yêu cầu (giải thích), kết luận rút ra từ việc triển khai nội dung được yêu cầu (bàn bạc mở rộng, bài học), tránh triển khai thành các ý độc lập có vai trò tương đương như nội dung/ khía cạnh được yêu cầu trong đề bài. * Viết Khi viết, ngoài việc tập trung triển khai theo bố cục ba phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), phần thân đoạn triển khai được các ý chính nêu trên, người viết cần phối hợp sử dụng các thao tác lập luận (nhất là các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận), thể hiện rõ thái độ, tình cảm, quan điểm của bản thân khi bàn luận về vấn đề đã nêu thông qua việc vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của cá nhân mình. Bằng chứng cần được chọn lọc và nêu ngắn gọn, rõ ràng. * Kiểm tra và chỉnh sửa sau khi viết Đọc lại yêu cầu của đề bài, đối chiếu đoạn văn đã viết với dàn ý đã lập, rà soát các lỗi chính tả và ngữ pháp,... để chỉnh sửa, bổ sung cho bài viết (nếu cần). Lựa chọn một nhiệm vụ viết đoạn văn nghị luận xã hội trong Phần ba của tài liệu này và thực hành theo hướng dẫn nêu trên. b) Cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu * Chuẩn bị: Tương tự cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội liên quan đến văn bản đọc hiểu như đã nêu ở trên. * Tìm ý và lập dàn ý Phần thân đoạn nêu được ba ý lớn sau đây: (1) Nêu ngắn gọn về vấn đề xã hội liên quan đến văn bản đọc hiểu. (2) Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống. (3) Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân và những người xung quanh. Trong đó, ý (2) là trọng tâm của đoạn văn. Do dung lượng của đoạn văn (chỉ khoảng 200 chữ) nên ý thứ nhất và thứ ba cần được viết hết sức ngắn gọn để tập trung vào ý thứ hai. * Viết: Tương tự cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội (độc lập) đã nêu ở trên. * Kiểm tra và chỉnh sửa sau khi viết

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.