PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (File HS).doc

CHỦ ĐỀ 2: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT MỨC ĐỘ 2 : HIỂU MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI Khi Ba Các Nàng Mai Áo Záp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cô sắt (III) Á Hậu Phi Âu K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 3+ Ag Hg Pt Au II. Ý NGHĨA DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI + HCl, H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 3+ Ag Hg Pt Au +H 2 O  base + H 2 Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Ví dụ 1: Khả năng phản ứng Na,Fe,Cu với nước 2Na +2H 2 O  2NaOH + H 2 Fe + H 2 O  không phản ứng Cu + H 2 O  không phản ứng => thứ tự hoạt động: Na, Fe,Cu Ví dụ 2: Khả năng phản ứng Fe,Cu với dung dịch hydrochloric acid (HCl) Fe + 2HCl  FeCl 2 +H 2 Cu + HCl  không phản ứng => thứ tự hoạt động: Fe,Cu Ví dụ 3: Khả năng phản ứng Ag, Cu Cu + AgNO 3  Cu(NO 3 ) 2 +2Ag => thứ tự hoạt động: Cu, Ag Phản ứng giữa đinh sắt với dung dịch HCl Phản ứng giữa Cu với dung dịch AgNO 3 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. [CD– SGK] Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có, hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng đó. a) Fe + 2HCl b) Cu + HCl Câu 2. [CD– SGK] Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H 2 SO 4 loãng tương tự như với dung dịch HCl. a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng? b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Mức độ hoạt động hóa học giảm dần. Mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Câu 3. [CD– SGK] Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper (II) nitrate không? Giải thích. Câu 4. [CD– SGK] Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại nào có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn? Câu 5. [CD– SGK] Tìm hiểu và giải thích về cách bảo quản kim loại K (potassium). Câu 6. [CD– SGK] Dựa vào dãy hoạt động hoá học, hãy hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới dãy (nếu có). a) Zn và dung dịch HCl b) Zn và dung dịch MgSO 4 c) Zn và dung dịch CuSO 4 d) Zn và dung dịch FeCl 2 Câu 7. Quan sát kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước như hình bên dưới Sodium phản ứng với nước Magnesium phản ứng với nước có thêm vài giọt phenolphthalein Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không? Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Na và Mg. Câu 8 (SGK-CTST). Thí nghiệm 1: Phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid. Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, mảnh magnesium, đinh sắt, đồng (copper) phoi bào, dung dịch HCl 1M. Tiến hành: Bước 1: Cố định 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 3 ống nghiệm. Bước 2: Thêm vào lần lượt mỗi ống nghiêm 2 mL dung dịch HCl. Bước 3: Cho vào ống nghiệm (1) một mảnh magnesium, ống nghiệm (2) một đinh sắt và ống nghiệm (3) một mảnh đồng phoi bào. Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) Ống nghiệm (3) Thí nghiệm của Mg, Fe, Cu với dung dịch HCl a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Fe,Cu, Mg. Câu 9 (SGK-CTST). Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối. Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, dây đổng, dung dịch ZnSO 4 1 M, dung dịch AgNO 3 1 M. Tiến hành: Bước 1: Cố định 2 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 2 ống nghiệm. Bước 2: Cho vào ống nghiệm (1) 2 mL dung dịch ZnSO 4 và ống nghiệm (2) 2 mL dung dịch AgNO 3 Bước 3: Nhúng vào mỗi ống nghiệm một đoạn dây đồng, quan sát hiện tượng. Sodium
Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) Thí nghiệm của Cu với dung dịch ZnSO 4 và AgNO 3 a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Nhận xét mức độ hoạt động hoá học của kim loại Cu,Zn,Ag Câu 10 (SGK-CTST). Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau: a) Ca + H 2 O  b) Fe +HCl  c) Zn+CuSO 4  Câu 11 (SGK-KNTT). Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau: 1.Rót dung dịch H 2 SO 4 loãng vào 3 ống nghiêm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn. 2. Cho viên kẽm(zinc) vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3 . 3.Rót vào ba cốc thuỷ tinh loại 100 mL, mỗi cốc 25 mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca. Câu 12. Cho các kim loại sau Na, Cu, K, Zn a) Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần ? b) Kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường ? c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl ? Câu 13. Cho các kim loại sau Ag, K, Al, Mg a) Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần ? b) Kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường c) Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl ? Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) ? Câu 14. Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch acid H 2 SO 4 loãng, thu được 6,1975 lít khí H 2 (đkc). Sau phản ứng thấy còn 6,25 gam một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 15. Hoà tan hoàn toàn 17,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch acid HCl 1,5M thì thu được 7,437 lít H 2 (đkc). a/ Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b/ Tính thể tích dung dịch acid HCl cần dùng (biết lượng acid đã lấy dư 10% so với lượng phản ứng). Câu 16. Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca,... khi tác dụng với dung dịch muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối? PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT Câu 1. Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất ? A. Cu B. Al C. Zn D. Fe Câu 2. Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động hóa học yếu nhất ? A. Cu B. Al C. Zn D. Fe Câu 3. Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 4: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H 2 : A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. C. Mg, K, Fe, Al, Na. D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba. Câu 5: Nhóm kim loại nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường A. Cu, Ca, K B. Zn, Na, Cu C. Ca, Mg, Zn D. K, Na, Ca Câu 6: Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại tăng dần là:
A. Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. C. Mg, K, Fe, Cu, Na. D. Zn, Cu, K, Mg. Câu 7: Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại giảm dần là: A. Fe, Cu, K, Mg. B. K, Mg, Fe, Cu. C. Cu, Fe, K, Mg. D. K, Fe, Mg, Cu. Câu 8 Kim loại nào sau đây hoạt động mạnh hơn kim loại Zn? A. Ag. B. Na. C. Cu. D. Au. Câu 9. Kim loại nào sau đây không tan được trong H 2 SO 4 loãng? A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe. Câu 10. Kim loại nào sau đây hoạt động yếu nhất? A. Ag. B. Na. C. Al. D. Fe. Câu 11. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl? A. Al. B. Ag. C. Mg. D. Zn. Câu 12.Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H 2 ? A. BaO.       B. Mg.       C. Ca(OH) 2 .       D. Mg(OH) 2 . Câu 13. Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H 2 là A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 14. Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư? A. Cu. B. Ag. C. K. D. Au. Câu 16. Kim loại nào sau đây hoạt động mạnh hơn kim loại Zn? A. Ag. B. Na. C. Cu. D. Au. Câu 17. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch? A. Ni. B. Zn. C. Fe. D. Cu. Câu 18. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO 4 ? A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag. Câu 19. Khí tạo thành khi cho Mg tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. H 2 . B. SO 2 . C. O 2 . D. H 2 S Câu 20. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng sinh ra khí H 2 ? A. Ag B. Zn C. Cu D. Au MỨC ĐỘ 2 : HIỂU Câu 1. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 giải phóng kim loại Cu là : A. Fe và Al B. Al và Ag C. Fe và Au D. Fe và Ag Câu 2. Cặp chất không xảy ra phản ứng là : A. Ag + Cu(NO 3 ) 2 B. Cu + Ag NO 3 C. Zn + Fe(NO 3 ) 2 D. Fe + Cu(NO 3 ) 2 Câu 3. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng ? A. Cu + ZnCl 2 B. Zn + CuCl 2 C. Ca + ZnCl 2 D. Zn + ZnCl 2 Câu 4. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO 4 có hiện tượng gì xảy ra ? A. Xuất hiện chất rắn màu đỏ, có khí thoát ra. B. Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa màu xanh. C. Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa màu đỏ. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh. Câu 5. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào xảy ra phản ứng ? A. Cu + ZnSO 4 .              B. Ag + HCl.                    C. Ag + CuSO 4 .            D. Zn + Pb(NO 3 ) 2 . Câu 6. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là? A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 7. Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 8. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được FeSO 4 và khí X. Khí X là A. H 2 . B. SO 3 . C. SO 2 . D. O 2 . Câu 9. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được X và khí H 2 . Chất X là A. FeSO 4 . B. Fe 2 (SO 4 ) 3 . C. FeS. D. FeS 2 . Câu 10.  Cặp chất sau cặp không tồn tại đồng thời trong dung dịch ? A. Fe và HCl.               B. Ag và NaNO 3 . C. NaOH và KNO 3 .              D.  Fe và Zn(NO 3 ) 2 . Câu 11. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl 3 . C. AgNO 3 . D. CuSO 4 .

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.