PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - (Bản Học Sinh).pdf

1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trường .............................................................. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng. Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng. Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng và cả ở phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa. MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
2 CĐ1: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CĐ2: Xu hướng biến đổi tính chất trong chu kì và nhóm CĐ3: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học CĐ4: Ôn tập chương 1 CĐ1 CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn ♦ Trước đây các nhà khoa học sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. ♦ Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ♦ Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. ♦ Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. ♦ Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột. Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học (chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa). III. Cấu tạo bảng tuần hoàn Ô nguyên tố - Mỗi nguyên tố được xếp vào một ô gọi là ô nguyên tố. - STT ô = Số hiệu nguyên tử (Z). Chu kì - Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành một hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - STT chu kì = số lớp electron. - Bảng tuần hoàn có 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ (1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (4, 5, 6, 7). Nhóm nguyên tố - Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột. - STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng. ♦ Phân loại nguyên tố Theo cấu hình electron Theo tính chất hóa học - Nguyên tố s, p, d, f là những ng.tố mà ng.tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f. + Nhóm A: Gồm các nguyên tố s, p. + Nhóm B: Gồm các nguyên tố d, f. + Nhóm IA, IIA, IIIA: Kim loại (trừ H, B). + Nhóm VA, VIA, VIIA: Phi kim. + Nhóm VIIIA: Khí hiếm. + Nhóm B: Đều là các kim loại chuyển tiếp. IV. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử Vị trí nguyên tố - Số thứ tự của ô nguyên tố - Số thứ tự của chu kì - Số thứ tự của nhóm A  Cấu tạo nguyên tử - Số proton, số electron - Số lớp electron - Số electron lớp ngoài cùng ♦ Số thứ tự nhóm các nguyên tố nhóm B: Các nguyên tố nhóm B thường có dạng: (n-1)da nsb . a + b 3 → 7 8 → 10 11, 12 Nhóm IIIB → VIIB VIIIB IB và IIB
3 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao? (a) Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. (b) Số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số hạt proton trong nguyên tử. (c) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành một hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. (d) Nhóm là tập hợp các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng giống nhau. (e) Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học. (g) Nhóm A gồm các nguyên tố s, d; nhóm B gồm các nguyên tố p, f. Câu 2. [KNTT - SGK] Nguyên tố phosphorus (P) có Z = 15, có trong thành phần một loại phân bón, diêm, pháo hoa; nguyên tố calcium (Ca) có Z = 20 đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng. (a) Hãy viết cấu hình electron và xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn. (b) Cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 3. Nicotin là một hóa chất gây nghiện có trong cây thuốc lá. Công thức của nicotin được biểu diễn như hình bên. (a) Hãy cho biết nicotin chứa những nguyên tố nào? (b) Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố nào? (s, p hay d; kim loại, phi kim hay khí hiếm). Câu 4. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,...Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA. (a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng? (b) S là nguyên tố kim loại hay phi kim? (c) Viết cấu hình electron của nguyên tử S?
4 Câu 5. Hoàn thành bảng sau: Nguyên tố Z Cấu hình electron Vị trí trong BTH Loại nguyên tố N 7 Mg 12 [Ne]3s23p5 p; phi kim Ar 18 Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA Ô 24, chu kì 4, nhóm VIB d; kim loại [Ar]3d64s2 Zn 30 Câu 6. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố dưới đây trong bảng tuần hoàn: (a) Nguyên tử của nguyên tố X có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2 . (b) Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron ở các phân lớp p. (c) (C.12): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. (d) (A.07): Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 . (e) Tổng số hạt cơ bản của X2+ là 80, trong đó số electron bằng 4 5 số neutron. Câu 7. [KNTT - SBT] Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong viện nghiên cứu dược phẩm và hóa sinh vì ion Y- ngăn cản sự thủy phân của glycogen. Trong phân tử XY, số electron của anion bằng số electron của cation và tổng số electron của XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một hoá trị duy nhất. Hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn? Câu 8. [CD - SBT] Em cần giải một mật mã sử dụng các kí hiệu nguyên tố để xác định các chữ cái trong mật mã. Quy tắc của mật mã như sau: (1) Cho một dãy số, trong đó mỗi số là tổng của số hiệu nguyên tử và số lớp electron của một nguyên tử ứng với một nguyên tố hóa học. (2) Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố thu được từ việc giải mã đầy đủ dãy số ở quy tắc thứ nhất sẽ tương ứng với một chữ cái trong mật mã. Em hãy thử giải mật mã theo quy tắc trên với dãy số sau: 8, 2, 69, 29, 58, 19, 26, 42, 76 (các chữ cái của mật mã sắp xếp theo đúng thứ tự tương ứng với các con số).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.