Content text 15. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải.pdf
B. Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố. C. Ở thực vật, một cá thể được hình thành bằng cách lai xa và đa bội hóa được xem là loài mới. D. Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng các con đường cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái. Câu 91. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ Châu chấu Chuột Rắn Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. châu chấu. B. chuột. C. rắn. D. diều hâu. Câu 92. Ở ven biển Pêru, cứ 10 đến 12 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động A. theo chu kỳ nhiều năm. B. theo chu kỳ mùa. C. không theo chu kỳ. D. theo chu kỳ tuần trăng. Câu 93. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli: khi môi trường không có lactozơ, protein ức chế sẽ liên kết với? A. vùng khởi động. B. vùng vận hành. C. vùng gen cấu trúc. D. vùng gen điều hòa. Câu 94. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể là A. chọn lọc tự nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. các cơ chế cách li. D. đột biến. Câu 95. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của một loài được kí hiệu là AaBbDd, hãy cho biết đâu trong các thể đột biến bên dưới là đột biến thể một? A. Thể đột biến 1. B. Thể đột biến 2. C. Thể đột biến 3. D. Thể đột biến 4. Câu 96. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình hình thành loài mới A. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh. B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. D. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh. Câu 97. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là A. kích thước tối đa. B. kích thước của quần thể. C. mật độ cá thể. D. kích thước tối thiểu. Câu 98. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có số loại kiểu gen nhiều nhất là A. aa × aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA. Câu 99. Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Kích thước của quần thể giảm xuống khi A. B = D, I > E. B. B + I > D + E. C. B + I = D + E. D. B + I < D + E. Câu 100. Trình tự các giai đoạn phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất là A. tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học. B. tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. C. tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học. D. tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học. Bộ NST Lưỡng bội Thể đột biến 1 Thể đột biến 2 Thể đột biến 3 Thể đột biến 4 AaBbDd AAaBbDd AAaBbbDdd AaBDd AAaaBBbbDDdd
Câu 101. Một loài thực vật lưỡng bội, màu sắc hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là A. AABB. B. Aabb. C. AaBB. D. AaBb. Câu 102. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng hệ tuần hoàn máu ở thỏ? A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ II. C. Sơ đồ IV. D. Sơ đồ III. Câu 103. Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiên đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải được hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội. Câu 104. Trong rừng có các loài thú như: Voi, chuột, hươu, hổ. Quần thể động vật nào thường có số lượng cá thể lớn nhất? A. Hổ. B. Hươu. C. Voi. D. Chuột. Câu 105. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, bạn Toàn đã thực hiện thí nghiệm như sau: - Chuông thủy tinh kín [A]: chứa 0,4 kg hạt đậu xanh đang nảy mầm và cốc có nước vôi trong - Chuông thủy tinh kín [B]: chỉ chứa cốc nước vôi trong Sau khoảng hai giờ, bạn Toàn thấy một trong 2 cốc thủy tinh có lớp váng trắng đục trên bề mặt. Nhưng bạn Toàn lại quên mất 2 cốc được lấy từ những chuông nào nên đành đánh số thứ tự [1] và [2]. Dựa vào kiến thức về hô hấp, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định sai ? I.O2 làm nước vôi trong ở cốc [2] xuất hiện váng đục. II.Lớp váng đục trong cốc [2] là CaCO3 kết tủa. III.Cốc [1] được lấy từ chuông [A], cốc [2] được lấy từ chuông [B] IV.Độ ẩm và nhiệt độ chuông [A] cao hơn chuông [B]. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 106. Ở người, lượng máu phân bố đến một số cơ quan: não, da, cơ tim, ruột, của cơ thể khi nghỉ ngơi và trong khi tập luyện nặng được mô tả ở bảng 2. Trong các chú thích cơ quan được đánh số I,II,III, IV mô tả cơ quan tương ứng nào trong số bốn cơ quan trên ? Cơ quan Lưu lượng dòng máu/cm3 /phút Khi nghỉ ngơi Khi tập luyện nặng I 240 1000 II 400 400 III 600 1000 IV 3000 110 A.I-Cơ tim, II-Da, III-Não, IV-Ruột. B.I-Cơ tim, II-Não, III-Da, IV-Ruột. C.I-Não, II-Cơ tim, III-Da, IV-Ruột. D.I-Da, II-Não, III-Cơ tim, IV-Ruột.