Content text Chủ đề 5. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930.pdf
Trang 1 LỊCH SỬ VIỆT NAM CHỦ ĐỀ 5: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 Mục tiêu Kiến thức + Trình bày được bối cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước + Trình bày được hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 - 1930 + Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam + Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1930 Kĩ năng + Hệ thống được kiến thức về hoạt động và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam + Phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM A. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUYẾT ĐỊNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH a, Yếu tố thời đại - Những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Tây - Các nước đế quốc cấu kết chặt chẽ với nhau (“sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”) để nô dịch các dân tộc nhỏ, yếu - Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc phát triển, lan rộng b, Yếu tố dân tộc - Đất nước bị xâm lược giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của mọi người dân Việt Nam - Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới c, Yếu tố gia đình, quê hương - Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho nghèo yêu nước Nguyễn Tất Thành sớm được giáo dục, kế thừa ý chí, lòng yêu nước - Mảnh đất Nam Đàn – Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh quật khởi d, Yếu tố cá nhân - Trí thông minh, lòng ham học hỏi - Ý chí, nghị lực, quyết tâm giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của đế quốc, phong kiến tay sai - Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành con đường của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới - Nhãn quan chính trị nhạy bén dự đoán những chuyển biến của thế giới trong thời đại mới Ngày 5/6/1919, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, sang Pháp tìm đường cứu nước B. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1919 - 1930)
Trang 3 Thời gian Hoạt động yêu nước, cách mạng tiêu biểu 1919 – 1923 Hoạt động tại Pháp - 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến nước Pháp, sau đó Người đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ - Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp, để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga; đồng thời, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919) - 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Không được các nước đế quốc chấp nhận, nhưng việc làm đó đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp. - Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản - 25/12/1920, tham sự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp hợp ở thành phố Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri. Marốc, Tuynidi,...lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pari, ra báo “Người cùng khổ” làm cơ quan ngôn luận. - Viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, ... xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) Những sách báo trên được bí mật chuyển về nước, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trong nước phát triển 1923 -1924 Hoạt động tại Liên Xô - Tháng 6/ 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban Chấp hành của Hội - Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản - Trình bày tham luận tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924), trong đó, Người nhấn mạnh các vấn đề: + Vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa + Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa + Vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa