PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 5 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 05 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã? A. DNA. B. mRNA. C. tRNA. D. Ribosome. Câu 2. Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dạng đột biến đó? A. Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến. B. Dạng đột biến này làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể. C. Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Dạng đột biến này làm thay đổi vị trí của gene trên nhiễm sắc thể. Câu 3. Biểu đồ bên thể hiện lượng khí khổng đóng và mở của 1 loài thực vật trong 24 giờ. Có thể kết luận gì qua biểu đồ này? A. Trao đổi khí ở cây xảy ra khi khí khổng mở. B. Khí khổng mở khi cường độ ánh sáng tăng. C. Khí khổng mở khi nhiệt độ tăng. D. Thoát hơi nước không xảy ra vào ban đêm. Câu 4. Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra. Nguyên nhân là vì pha sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối. Chất A chính là A. ATP và NADPH. B. Glucose. C. ADP và NADP + . D. Oxygen. Câu 5. Nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene mà không làm thay đổi tần số allele của quần thể? A. Đột biến. B. Di nhập gene. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 6. Hiện tượng hạt phấn phát tán từ quần thể này sang quần thể khác là nhắc tới tác động của nhân tố tiến hóa nào ở quần thể? A. Biến động di truyền. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di – nhập gene. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 7. Khi uống thuốc kháng sinh không đủ liều sẽ gây nhờn thuốc, vì kháng sinh liều nhẹ: A. gây đột biến gene, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn. B. kích thích vi khuẩn tạo kháng thể chống lại kháng sinh. C. tạo áp lực chọn lọc dòng vi khuẩn kháng kháng sinh. D. kích thích vi khuẩn nhận gene kháng kháng sinh thông qua con đường tải nạp. Câu 8. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? A. Di - nhập gene B. Chọn lọc tự nhiên C. Đột biến D. Giao phối gần. Câu 9. Bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu O, bà nội có nhóm máu AB, ông nội nhóm máu B. Tính xác suất để đứa con đầu lòng của cặp bố mẹ trên là con trai có nhóm máu A. A. 25%. B. 12,5%. C. 75%. D. 37,5%. Câu 10. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gene đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gene của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới A. bằng cách li địa lí. B. bằng cách li sinh thái. C. bằng tự đa bội. D. bằng lai xa và đa bội hoá. Câu 11. Trong hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau) ? A. Thực vật  dê  người. B. Thực vật  động vật phù du  cá  người. C. Thực vật  người. D. Thực vật  cá  chim  người. Câu 12. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau. B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái. C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới. D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mờ rộng ổ sinh thái của mỗi loài. Câu 13. Từ cây có kiểu gene aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây đơn bội có kiểu gene nào sau đây? A. aBD. B. Abd. C. ABD D. aBd. Câu 14. Ở một loài động vật tính trạng màu mắt do 1 gene nằm trên NST thường có 3 allele quy định. Tiến hành 2 phép lai và thu được kết quả như sau: Bố mẹ đem lai Kiểu hình đời con Mắt đỏ x Mắt vàng 25% mắt đỏ: 25%mắt vàng: 25%mắt hồng: 25% mắt trắng Mắt hồng x Mắt trắng 50% mắt đỏ: 50% mắt vàng Nếu cho các cá thể mắt trắng giao phối với cá thể mắt hồng thì kiểu hình mắt vàng ở đời con có tỉ lệ: A. 75% B. 25% C. 100% D. 50% Câu 15. Trong công nghệ gene, DNA tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn DNA của A. tế bào cho vào DNA của plasmit. B. plasmit vào DNA của E.coli C. tế bào cho vào DNA của tế bào nhận. D. plasmit vào DNA của tế bào nhận. Câu 16. Allele M bị đột biến điểm thành allele m. Theo lí thuyết, allele M và allele m A. luôn có số liên kết hydro bằng nhau. B. có thể có tỉ lệ (A+T)(G+C) bằng nhau. C. luôn có chiều dài bằng nhau. D. chắc chắn có số nucleotide bằng nhau. Câu 17. Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu A. các nguyên tố khoáng. B. nước. C. không khí. D. ánh sáng. Câu 18. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzyme phân giải cellulose trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Kí sinh.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gene có 2 allele quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau: a. Allele quy định mắt đen trội hoàn toàn so với allele quy định mắt đỏ. b. Gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường. c. Trong tổng số cá mắt đen ở F 2 , có 50% số cá có kiểu gene dị hợp. d. F 2 có tỉ lệ kiểu gene là 1:2:1. Câu 2. Trong một khu rừng nhiệt đới, một đám cháy nhỏ đã làm chết các cây thân gỗ, tạo ra một khoảng trống có diện tích khoảng 100 m 2 . Các nhà khoa học đã khoanh vùng khu vực này không cho động vật xâm nhập và tiến hành nghiên cứu sự thay đổi số lượng loài thực vật trong khu vực theo thời gian, bắt đầu từ sau khi kết thúc cháy rừng. Kết quả nghiên cứu được mô tả trong đồ thị bên. a. Số lượng loài thực vật tăng dần theo thời gian nghiên cứu. b. Ở giai đoạn 1, ổ sinh thái của các loài thực vật có xu hướng hẹp dần. c. Ở giai đoạn 2, mức độ cạnh tranh giữa các loài ngày càng gay gắt. d. Ở giai đoạn 3, một vài loài thực vật phát triển quá mạnh làm ức chế sự phát triển của loài khác. Câu 3. Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, bác An thu được kết quả trên máy như hình sau: a. Chỉ số huyết áp tâm thu là 88mmHg. b. Chế độ ăn nhạt góp phần điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường. c. Bác An bị huyết áp thấp. d. Bác An có nhịp tim chậm so với người bình thường.
Câu 4. Bảng 1 mô tả hàm lượng mRNA và protein tương đối của gene lacZ thuộc operon lac ở các chủng vi khuẩn E.coli trong môi trường có hoặc không có lactose. Biết rằng chủng 1 là chủng bình thường, các chủng 2, 3, 4 là các chủng đột biến phát sinh từ chủng 1, mỗi chủng bị đột biến ở một vị trí duy nhất trong operon lac. Chủng vi khuẩn E.coli Có lactose Không có lactose Lượng mRNA Lượng protein Lượng mRNA Lượng protein Chủng 1 100% 100% 0% 0% Chủng 2 100% 0% 0% 0% Chủng 3 0% 0% 0% 0% Chủng 4 100% 100% 100% 100% Khi nói về các chủng 2, 3, 4, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Hoạt động của gene lac Z không phụ thuộc vào môi trường có hay không có lactose. b. Chủng 2 bị đột biến ở vùng P hoặc vùng O. c. Chủng 3 có thể bị đột biến hỏng vùng P, Chủng 4 có thể bị đột biến mất vùng O. d. Với đặc điểm và cơ chế hoạt động giống như chủng 4, có thể là nguyên nhân hình thành các khối u ở người. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gene ở cơ thể thực vật, người ta phải thực hiện các bước sau theo trình tự nào? (1). Trồng các cây trong những điều kiện môi trường khác nhau. (2). Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện tính trạng của cây. (3). Tạo ra được các cây có cùng một kiểu gene. (4). Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Câu 2. Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Câu 3. Xét một gene có 2 allele A và allele a. Một quần thể sóc gồm 180 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số allele A là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số allele này là 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 60 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn thực vật để tìm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật. Tính tần số allele A của quần thể sóc sau sự di cư được mong đợi là bao nhiêu? Câu 4. Cho 3 locus gene phân li độc lập như sau: A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b và D trội không hoàn toàn so với d. Nếu không có đột biến xảy ra và không xét đến vai trò bố mẹ thì sẽ có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:6:3:1:2:l. Biết mỗi gene qui định 1 tính trạng. Câu 5. Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau: Tính hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu phần trăm? Câu 6. Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.