Content text Thi thử lần 1 - 2025 - Đáp Án - Ngữ văn (Không chuyên).pdf
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐÁP ÁN THI THỬ LẦN 1 – 2025 MÔN: Ngữ văn (Không chuyên) GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 4.0 Phần trắc nghiệm 2.5 1 C 0.5 2 B 0.5 3 B 0.5 4 A 0.5 5 D 0.5 Phần tự luận 1.5 6 Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ: - Tác giả khơi gợi, nhắc nhớ đến các sáng tác dân gian: + Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần kiên cường, quật khởi giữ nước của dân tộc Việt + Truyện cổ tích Tấm Cám ngợi ca tấm lòng nhân hậu + Sự tích trăm trứng lý giải nguồn gốc của dân tộc - Tác dụng: + Thể hiện sự sáng tạo, vận dụng tài tình chất liệu văn học dân gian vào tác phẩm + Làm nổi bật bản sắc dân tộc Việt. + Nhắc nhở mỗi người về cội nguồn truyền thống văn hoá dân tộc và ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 0.75 7 - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu sâu nặng đối với Tổ quốc thân yêu. - Giọng điệu thiết tha, thành kính, tự hào. - Tổ quốc gần gũi với mỗi người. Tổ quốc chứng kiến con chào đời, khởi đầu bằng sự dịu dàng của mẹ ở thời điểm khai hoa. Con được nuôi dưỡng và lớn lên từ những truyền thuyết dân gian, truyện cổ tích thần kì. 0.75
- Tổ quốc là sự thừa hưởng và tiếp nối mạch văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là cảnh sắc bốn mùa, là biên trấn, biển khơi, là tất cả những gì yêu dấu nhất,... II VIẾT 6.0 1 Viết một đoạn văn Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản “Tổ quốc” (Nguyễn Sĩ Đại). Qua đó, trình bày giá trị của chủ đề hoặc hiệu quả thẩm mĩ của nét đặc sắc nghệ thuật đối với những suy tư của em về Tổ quốc trong quá trình đọc. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức viết đoạn văn: Học sinh có thể trình bày theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân-hợp, đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản “Tổ quốc” (Nguyễn Sĩ Đại). - Qua đó, trình bày giá trị của chủ đề hoặc hiệu quả thẩm mĩ của nét đặc sắc nghệ thuật đối với những suy tư của em về Tổ quốc trong quá trình đọc. 1.0 c. Triển khai vấn đề nghị luận hợp lí, thuyết phục 0.25 d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.25 đ. Sáng tạo 0.25 2 Viết bài văn nghị luận xã hội 4.0
Đề 1 Nhà thơ Lưu Quang Vũ có bài thơ Tiếng Việt ca ngợi sự giàu có, phong phú của tiếng dân tộc: Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt Trong bài thơ Tổ quốc, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với tiếng Việt Là ngọt ngào tiếng Việt môi son Ôi tiếng Việt bao thăng trầm xa xót Cánh cò bay lả vào câu hát Chạm trang Kiều, tiếng Việt hóa lung linh Là người trẻ, em nghĩ như thế nào về sự giàu đẹp của tiếng Việt? Theo em, người trẻ hôm nay cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em. 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu. Gợi ý: - Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. - Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử. - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam: yêu và quý trọng tiếng Việt, thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt, biết bảo vệ tiếng Việt, phải có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt, ... 2.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 đ. Sáng tạo: 0.5
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận - Có cách diễn đạt mới mẻ. Đề 2 Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại định nghĩa Tổ quốc: Tổ quốc là khi mẹ sinh con, là ngọt ngào tiếng Việt môi son, là mùa xuân lắc thắc mưa phùn, là mùa hè sen ngát những ao quê; Tổ quốc là biên trấn áo mong manh, là dòng máu cha ông tha thiết chảy muôn đời, là tất cả những gì yêu dấu nhất. Còn em, Tổ quốc trong em là gì? Từ văn bản “Tổ quốc” của Nguyễn Sĩ Đại, em hãy viết một bài văn chia sẻ suy nghĩ của mình với nhan đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Tôi yêu Tổ quốc tôi 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu. - Định nghĩa Tổ quốc - Lòng yêu Tổ quốc là yêu quê hương, đất nước, là tình cảm gắn bó thiết tha, chân thành với những nơi thân thuộc, nơi mình chôn nhau cắt rốn; là lòng tự hào về quá khứ, hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc, ... - Thực trạng về lòng yêu nước của thế hệ trẻ, giải pháp nâng cao ý thức dân tộc, lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc. - Bài học nhận thức, hành động. 2.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 đ. Sáng tạo: - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận - Có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 TỔNG 10.0