Content text BỒI GIỎI SỦ 9 CỦA TÔI.docx
1 NỘI DUNG 1. VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (bài 19 – LS 8) YÊU CẦU ● Trình bày được những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX; lí giải được nguyên nhân của những chuyển biến đó. ● Tóm tắt được những điểm nổi bật trong chủ trương và hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX. ● So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách. ● Lí giải được nguyên nhân xuất hiện, đánh giá tính chất, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX. ● Kĩ năng ● Phân tích, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử ● Khai thác và sử dụng tranh ảnh, bản đồ, tư liệu… lịch sử. ● Nhận xét, đánh giá, rút ra đặc điểm của sự kiện, vấn đề lịch sử. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam - Thực dân Pháp khai thác thuộc địa Việt Nam lần đầu từ 1897 đến 1914 sau khi bình định bằng quân sự. - Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của Pháp biến đổi Việt Nam từ một nước độc lập sang nửa phong kiến nửa thuộc địa, tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản: giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp, và giữa nông dân và địa chủ phong kiến. - Về Chính trị: Người Pháp giữ quyền lực và sử dụng địa chủ phong kiến để thống trị Việt Nam. - Về Kinh tế: Việt Nam làm đồn điền và thị trường tiêu thụ cho Pháp, kinh tế chậm phát triển và phụ thuộc nặng vào Pháp.
2 - Về văn hoá, xã hội: Sự phát triển đô thị và sự tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Tây vào cuộc sống ở Việt Nam. - Tình hình cơ cấu xã hội thay đổi: Nông dân vẫn chiếm đa số nhưng số lượng công nhân tăng nhanh và xuất hiện tầng lớp mới. 2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh - Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và trào lưu duy tân ở phương Đông tác động đến Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các trí thức Nho học tiến bộ khởi xướng vận động cứu nước mới. a) Phan Bội Châu - Phan Bội Châu (1867 – 1940) từng đỗ đầu kì thi Hương và tìm người cùng chỉ hướng để khôi phục được nước Việt Nam. - Năm 1904, ông thành lập Hội Duy Tân với mục đích đấu tranh cho độc lập của Việt Nam, sau đó sang Nhật Bản để nhờ giúp đỡ về tiền bạc và khí giới để đánh Pháp. Nhưng Nhật Bản không đồng ý, chỉ đồng ý giúp đỡ về đào tạo cán bộ. Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam đi học tập ở Nhật Bản. - Năm 1909 PBC bị trục khỏi Nhật Bản phong trào Đông Du tan rã - Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam và thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. - Đầu năm1913 Quang Phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sọ và tay sai của Pháp. Tuy nhiên Quang phục hội thất bại và Phan Bội Châu bị bắt và tù ở Quảng Đông. b) Phan Châu Trinh - Phan Châu Trinh (1872 – 1926) từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình nhưng sau đó từ quan về quê để hoạt động cứu nước. - Năm 1906, ông cùng nhóm sĩ phu tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân với chủ trương cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. - Phan Châu Trinh đưa ra những chủ trương mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, phá hủ tục lạc hậu. - Cuộc vận động Duy tân châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908) và bị thực dân Pháp đàn áp, bắt giữ nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, dẫn đến tan rã của phong trào. 3. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1890 tại tỉnh Nghệ An, không đồng tán thành đường lối đấu tranh của các nhà yêu nước tiền bối. - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu buôn Pháp, khởi hành sang Tây và qua nhiều châu lục. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và Hội người Việt Nam yêu nước. - Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho Việt Nam.
3 NỘI DUNG 2. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945. YÊU CẦU – Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập. – Trình bày được những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941). - Chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941). KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NƯỚC NGA TRƯỚC KHI LIÊN XÔ ĐƯỢC THÀNH LẬP. * Hoàn cảnh Năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười thành công đã mở ra thời kì mới cho đất nước Nga và lịch sử thế giới. Với thắng lợi của cuộc cách mạng, nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản được thành lập, đưa nước Nga tiến theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Nga liên tiếp phải đối phó với vô vàn những khó khăn: + Nga vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nông nghiệp, công nghiệp đều lùi về mức thấp hơn nhiều so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại bế tắc. + Nội chiến lại xảy ra do sự chống phá của quân Bạch vệ và sự can thiệp của các nước đế quốc. + Sau năm 1917, quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, …) đã cấu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở rộng tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết. * Biện pháp khắc phục Để đối phó với thù trong, giặc ngoài cũng như khôi phục và phát triển kinh tế, Nga đã thực hiện nhiều chính sách hiệu quả: - Từ năm 1918 – 1920, Nga tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong, giặc ngoài trong điều kiện khó khăn, gian khổ. + Thù trong: 1918, nội chiến đã nổ ra ở nước Nga, trong nước bọn địa chủ, bọn tư bản bị lật đổ đã nổi dậy chống Chính quyền Xô-viết. + Giặc ngoài: nước Nga chịu sự bao vây cấm vận, can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết Nhà nước Xô-viết còn non trẻ. - Năm 1919, Nga thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến”. Nội dung cơ bản Kết quả Ý nghĩa + Quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp, nhà máy.. của các chủ tư sản + Trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động bắt buộc, …) + Nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội + Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm ở trên thị Nhà nước Xô viết đã kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt: ngân hàng, đường sắt, ngoại thương, hầm mỏ, …; Nhà nước Xô viết mới có lương thực cung cấp cho quân đội và nhân Đây là một chính sách tạm thời góp phần giúp nước Nga khắc phục được những khó khăn trước
4 trường, nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng, xóa bỏ ngân hàng nhà nước dân, đảm bảo đánh thù trong giặc ngoài. mắt. - Cuối năm 1920, Hồng quân đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhà nước Xô viết đã xóa bỏ những bất công trong xã hội, thực hiện quyền tự do dân chủ, quyền tự quyết của các dân tộc. - Tháng 3 – 1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do Lê – nin đề xướng. Nội dung Kết quả Ý nghĩa + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chính sách thu thuế lương thực + Thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga, … + Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần + Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh. �� Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô- viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá; đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết (tháng chạp năm 1922). “Chính sách kinh tế mới” có ý nghĩa quốc tế to lớn. Đối với các nước tiến lên CNXH đều cần thiết vận dụng nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới, chẳng hạn như vấn đề quan hệ hàng hóa - tiền tệ, phát triển kinh tế hàng hóa, nguyên tắc liên minh công nông, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần v.v.. - Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. �� Có thể thấy, trong giai đoạn 1918 - 1922, nước Nga Xô viết đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, quyết tâm của nhân dân Nga cũng như những chính sách hiệu quả của Lê – nin và Đảng Bôn-sê-vích, nước Nga Xô viết đã chiến thắng “thù trong, giặc ngoài”, thực hiện những chính sách hiệu quả giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và phát triển, bảo vệ được thành quả của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại 2 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941) * CHÍNH TRỊ: - Tháng 12 – 1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê – nin, Đại hội lần thứ nhất các xô viết toàn Liên bang đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập (Liên Xô) gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. Liên Xô thành lập dựa trên sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.