Content text CHỦ ĐỀ 6. HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI.docx
1 CHỦ ĐỀ 6. HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Môi trường trong của cơ thể - Môi trường trong của cơ thể là môi trường tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất bao gồm máu, bạch huyết và nước mô. - Cân bằng môi trường trong của cơ thể là sự duy trì ổn định các điều kiện vật lí, hóa học môi trường trong của cơ thể thông qua cơ chế điều hòa cân bằng khác nhau. - Vai trò của cân bằng môi trường trong Cân bằng môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, giúp cho động vật tồn tại và phát triển. II. Cấu tạo và chức năng của hệ Bài tiết 1. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu - Hệ bài tiết nước tiểu ở người gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo. Thận được cấu tạo gồm: lớp vỏ thận, tuỷ thận, bể thận, ống dẫn nước tiểu; thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu, tạo nước tiểu. + Thận: Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi cơ thể có hai quả thận (một quả thận trái và một quả thận phải). + Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. + Bàng quang: Cơ quan tích trữ nước tiểu. + Niệu đạo: Cơ quan đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. - Đơn vị chức năng của thận (nephron). 2. Chức năng của hệ Bài tiết - Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định môi trường trong. - Các sản phẩm cần được Bài tiết phát sinh từ sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể hoặc những chất thừa gây hại cho cơ thể. Cơ quan bài tiết Sản phẩm bài tiết Da Mồ hôi (nước, urea, muối,...) Gan Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải hồng cầu)