Content text ĐỀ 7 - TN TỔNG HỢP.Image.Marked.pdf
1 ĐỀ ÔN SỐ 7 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) Câu 1. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxide? A. CaO, Na2O, CO2, Na2SO4. B. Fe2O3, O3, CaCO3, CO2. C. CO2, SO2, Na2SO4, Fe2O3. D. CaO, CO2,Fe2O3, SO2. Câu 2. Cho biết công thức hóa học của X với O và Y với H là X2O3 và YH3. Công thức hóa học của hợp chất X và Y là? A. XY3. B. XY. C. X2Y3. D. XY2. Câu 3. Cho các chất có công thức hóa học sau: KO2, Al(NO3)3, Fe2O, MgHCO3, Fe3O4, NaHPO4, MnO2, H2SO3, Ba2(PO4)3, NaNO2. Số công thức hóa học viết sai là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 4. Có 4 chất khí gồm: oxygen, hydrogen, carbondioxide và khí nitrogen được đựng trong 4 lọ hóa chất riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết các khí trong các lọ nói trên ta cần dùng lần lượt các mẫu thử nào sau đây? A. Tàn đóm, nước vôi trong lấy dư, bột CuO nung nóng. B. Tàn đóm, nước vôi trong lấy dư. C. Bột CuO nung nóng, nước vôi trong lấy dư. D. Tàn đóm, bột CuO nung nóng. Câu 5. Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng. Một vật được nhúng trong chất lỏng thì vật nổi lên khi A. FA < PV hay: DO > DV. B. FA > PV hay: DO > DV. C. FA < PV hay: DO = DV. D. FA < PV hay: DO < DV. Câu 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất: A. Khi bạn Hoa xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng. B. Khi bạn Hoa xách cặp đứng co một chân. C. Khi bạn Hoa không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại. D. Khi bạn Hoa xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại. Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. Câu 8 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật ...(1)... trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng ...(2)... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. A. (1) nhỏ hơn; (2) lớn hơn. B. (1) nhỏ hơn; (2) nhỏ hơn. C. (1) lớn hơn; (2) lớn hơn. D. (1) lớn hơn; (2) nhỏ hơn. Câu 9: Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động? 1. Hệ tuần hoàn 2. Hệ hô hấp 3. Hệ bài tiết 4. Hệ thần kinh 5. Hệ nội tiết 6. Hệ sinh dục 7. Hệ vận động Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 3, 4, 5, 6, 7. C. 1, 2, 3, 4, 5, 7. D. 1, 2, 3, 4, 6, 7. Câu 10. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
2 A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo. B. Mang vác về một bên liên tục. C. Mang vác quá sức chịu đựng. D. Tránh không vận động nhiều. Câu 11. Cho các quần thể sau: (1) Quần thể cây thông trên đồi; (2) Quần thể cây bụi trong hoang mạc; (3) Quần thể bò rừng; (4) Quần thể các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới. Những quần thể nào trong các quần thể trên phân bố cá thể theo nhóm? A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (2), (4). Câu 12. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng trình tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái? A. Động vật ăn động vật → Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Sinh vật phân giải. B. Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật phân giải. D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật. PHẦN II. TỰ LUẬN (6 câu 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Một học sinh tiến hành thí nghiệm xác định thành phần Oxygen có trong không khí bằng cách đốt phosphorus (P) đỏ trong muỗng sắt có gắn nút cao su rồi đưa nhanh vào ống thuỷ tinh hình trụ (hình bên). Quan sát thấy mẫu P đỏ tiếp tục cháy đến hết và mực nước trong ống thủy tinh hầu như không dâng lên. Hãy cho biết nguyên nhân của hiện tượng trên và nêu cách khắc phục. Thí nghiệm: xác định thành phần của không khí 2. Trong các thí nghiệm nung nóng hóa chất chứa trong ống nghiệm, chúng ta cần phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi nung tập trung một chỗ. Em hãy giải thích thao tác trên. 3. Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển có thành phần chủ yếu là NaCl còn lại là các tạp chất MgCl2; CaSO4; CaCl2. Em hãy chọn tối đa 2 hóa chất phù hợp để có thể tách lấy được muối NaCl tinh khiết. Viết phương trình hóa học xảy ra.
4 a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính m và tính tỉ khối của X so với H2. (Coi trong không khí oxygen chiếm 20% thể tích còn lại là khí nitrogen). Câu 6. (2,0 điểm). Nung hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được hỗn hợp chất rắn Y và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 17,028 % theo khối lượng. Lượng O2 ở trên đốt cháy hết 0,24 gam carbon, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí T gồm CO2 và O2 dư (CO2 chiếm 40% thể tích). Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị nhiệt phân một phần. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân KMnO4. ----HẾT---- - Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Các phép tính được làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.