PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 15_MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM_KNTT.pdf

BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm; vai trò cung cấp dưỡng chất của từng nhóm thức ăn. - Biết được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm. 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm. - Phân tích, trả lời câu hỏi. 3. Hình thành và phát triển năng lực học sinh 3.1. Năng lực chung - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp 3.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học. - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện, trung thực, trách nhiệm, biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài giảng điện tử - Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực, thực phẩm. - Video tư liệu - Quả bóng 2. Chuẩn bị học sinh - Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập - Nghiên cứu nội dung kiến thức đã học III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. - Tổng hợp các kiến thức lý thuyết đã học b. Phương thức dạy học: - Thảo luận nhóm c. Sản phẩm dự kiến: HS ôn lại kiến thức cũ đồng thời dẫn dắt vào bài học mới thông qua bức tranh bí ẩn. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS thực hiện, lắng nghe, tham gia trả lời câu hỏi. - GV tổ chức trò chơi “Bức tranh bí ẩn” - GV thông báo luật chơi: Luật chơi: ❖ Chia lớp thành 3 nhóm: ➢ Có 1 bức tranh ẩn dưới 6 mảnh ghép. ➢ Mỗi nhóm có 2 lượt lựa chọn mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. ➢ Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai nhóm khác sẽ có quyền trả lời. - GV gọi HS trả lời -GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: “Từ bức tranh trên, chúng ta có thể thấy có rất nhiều lương thực, thực phẩm. Vậy thực phẩm là gì? Lương thực là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay!” HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. Câu 1. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Ethanol B. Khí tự nhiên C. Than đá D. Dầu mỏ Câu 2. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là: A. Nguyên liệu B. Nhiên liệu C. Vật liệu D. Vật liệu hoặc nguyên liệu Câu 3. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu lỏng B. Nhiên liệu rắn C. Nhiên liệu khí D. Nhiên liệu hóa thạch Câu 4. Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được? A. Năng lượng nước B. Than đá C. Năng lượng mặt trời D. Năng lượng gió
Câu 5. Đá cháy được hình thành ở áp suất....? A. Cao B. Trung bình C. Thấp D. Vừa cao vừa thấp Câu 6. Phát biểu sau đúng hay sai? “Nhiên liệu hóa thạch có thể tái tạo được.” A. Đúng B. Sai Hoạt động 2: Hình thành kiến thức “Vai trò của lương thực, thực phẩm” a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm b. Phương thức dạy học: - Thảo luận nhóm - Sử dụng video tư liệu trực quan c. Sản phẩm dự kiến: HS trả lời được các câu hỏi do GV đưa ra và hình thành được kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình trên màn hình và đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS: + Câu hỏi 1: Cho biết đâu là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật? + Câu hỏi 2: Nếu được đi chợ, em sẽ lựa chọn những loại lương thực, thực phẩm nào để nấu ăn. Vì sao? + Câu hỏi 3: Dựa vào các loại lương thực, thực phẩm trên vừa quan sát hoặc qua sự hiểu biết, - HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + HS trả lời câu hỏi. + HS ghi bài vào vở - Câu hỏi 1: *Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đồ, dấu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh. *Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. - Câu hỏi 3: Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: rau xanh, củ quả tươi, sữa,... Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,...

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.