Content text NCS. HMH Tóm tắt Tiếng Việt.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG MINH HOÀN KẾT QUẢ ÁP DỤNG GÓI CHĂM SÓC DỰ PHÕNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI Chuyên ngành : Điều dƣỡng Mã số : 9720301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH – 2024
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGÔ HUY HOÀNG 2. PGS.TS. ĐÀO XUÂN CƠ Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Chi Bệnh viện Bạch Mai Phản biện 2: PGS.TS. Lưu Quang Thùy Trường Đại học Y Hà Nội Phản biện 3: TS.ĐD. Đỗ Thị Thu Hiền Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh có thở máy xâm nhập. Theo Kollef (2014), tỷ lệ VPLQTM chung là 15,6% (293/1873), trong đó, có sự khác nhau giữa các khu vực địa lý với tỷ lệ tại Hoa Kỳ là 13,5%; tại Châu Âu là 19,4%; Châu Mỹ Latinh và Châu Á Thái Bình Dương là 16,0%. Tần suất mắc dao động từ 2,86 đến 125 ca trên 1000 ngày thở máy tùy từng đơn vị hồi sức, trong đó tại Việt Nam là 23,89 ca. VPLQTM đặt ra gánh nặng về kinh tế cho người bệnh cũng như cho hệ thống y tế. Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai, các báo cáo từ năm 2002 đến 2015 cho thấy tỷ lệ dao động từ 24,4 đến 55,3%, tần suất từ 24,8 đến 61,3 ca trên 1000 ngày thở máy. Theo hướng dẫn của Hội bệnh truyền nhiễm Hoa kỳ/Hội lồng ngực Hoa Kỳ (IDSA/ATS) năm 2016, VPLQTM là viêm phổi xuất hiện sau khi đặt ống nội khí quản 48 giờ. Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp dưới có thể qua 4 con đường: (1) Hít phải dịch tiết có vi khuẩn, trực tiếp từ họng hoặc từ dịch dạ dày nhiễm bẩn; (2) Vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng màng phổi xâm nhập trực tiếp vào; (3) Vi khuẩn từ bên ngoài đưa vào qua dụng cụ y tế, hạt khí dung hoặc không khí bị nhiễm khuẩn; (4) Vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn tại nơi khác trong cơ thể theo đường máu tới phổi. Để hạn chế tối đa biến chứng viêm phổi cho người bệnh đặt ống nội khí quản, thở máy việc áp dụng các giải pháp hiệu quả nhằm dự phòng ngay từ khi người bệnh vào viện là hết sức cần thiết và là vấn đề có tính thực tiễn và cấp thiết cho thực hành lâm sàng. Trước đây, tại khoa HSTC Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi cũng đã áp dụng rất nhiều các giải pháp đơn lẻ để dự phòng VPLQTM tuy nhiên tỷ lệ VPLQTM vẫn cao so với các nước phát triển trên thế giới. Từ năm 2018, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản chúng tôi đã áp dụng gói dự phòng VPLQTM với 10 giải pháp cơ bản trong chăm sóc và theo dõi người bệnh. Sau khi triển khai áp dụng bước đầu đã thấy có cải thiện trong giảm tần suất xuất hiện VPLQTM. Tuy nhiên, để có đánh giá khách quan và toàn diện kết quả áp dụng gói dự phòng VPLQTM cũng như tìm hiểu một số yếu tố liên quan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả áp dụng gói chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu:
2 1. Đánh giá thực trạng và kết quả áp dụng gói chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2021 – 2023. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả áp dụng gói chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan thở máy. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã đưa ra được các kết quả hay, đáng tin cậy, có nhiều ý nghĩa thực tiễn, là nghiên cứu áp dụng thành công gói chăm sóc 10 giải pháp dự phòng viêm phổi liên quan thở máy. Gói chăm sóc dự phòng 10 giải pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ và tần suất mắc viêm phổi liên quan thở máy. Áp dụng thành công gói chăm sóc dự phòng 10 giải pháp trong đó nhấn mạnh vai trò của các giải pháp sử dụng an thần, cai thở máy, sử dụng ống nội khí quản có cửa hút trên bóng chèn và thực hiện rời giường sớm. Rào cản khi thực hiện gói chăm sóc dự phòng là thường gặp, nhưng chủ yếu xuất phát từ nhân viên y tế và sự phối hợp nhóm. Về kết quả: Tỷ lệ mắc VPLQTM 12,9%, tần suất xuất hiện 15,33/1000 ngày. Chủ yếu là VPLQTM muộn 78,3%, trung bình 8,4±6,8 ngày. Về mức độ tuân thủ gói dự phòng: tỉ lệ tuân thủ chung là 81,9%. Nguy cơ mắc VPLQTM tăng lên 4,3 lần ở nhóm tuân thủ gói chăm sóc dự phòng thấp (<75%). Tuân thủ cao (≥75%) gói dự phòng làm giảm kéo dài thời gian xuất hiện VPLQTM trung bình 49 ngày. Đa số NVYT có kiến thức tốt 67,6%. NVYT thường gặp rào cản (81,9%), trong đó, đa số là về phía NVYT (67,6%), tỉ lệ gặp thấp hơn ở điều dưỡng. CẤU TRÖC LUẬN ÁN Luận án gồm 119 trang không kể phụ lục và tài liệu tham khảo, gồm 4 chương, 31 bảng, 13 biểu đồ, 4 hình ảnh minh họa, 143 tài liệu tham khảo (18 tiếng Việt, 125 tiếng Anh) và phụ lục. Bố cục luận án gồm: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 39 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang, kết quả 22 trang, bàn luận 31 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang, 2 bài báo có nội dung liên quan với luận án (1 bài báo tiếng Anh và 1 bài báo tiếng Việt) đã được công bố trên tạp chí có uy tín. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về viêm phổi liên quan thở máy 1.1.1. Khái niệm Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM), được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy (qua ống nội khí quản, hoặc canuyn mở khí quản), người bệnh không trong thời kỳ ủ bệnh tại thời điểm bắt đầu được thở máy.