Content text ĐỀ 5 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).docx
3 b. Số oxi hóa bằng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó. c. Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố Mn trong hợp chất KMnO 4 là +7. d. Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố đơn chất bằng 0. Câu 2. Trong các phản ứng hóa học các nguyên tử nguyên tố nhóm halogen có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc góp chung electron. a. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1. b. Trong tất cả các hợp chất, halogen chỉ có số oxi hóa -1. c. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine. d. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể số oxi hóa -1. Câu 3. Các phản ứng hóa học khi xảy ra mà kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thu năng lượng. Năng lượng này gọi là năng lượng hóa học. a. Phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng âm. b. Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng dương. c. Với phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng tỏa nhiệt cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm. d. Với phản ứng thu nhiệt năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm. Câu 4. Hydrohalic acid là những acid được tạo thành từ các hydrogen halide. a. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch hydrohalic acid tương ứng. b. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI. c. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ. d. Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là HI. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hóa nitrogen như sau: 0 2222 2332123452 OOOHOCuOt NNONOHNOCuNONO Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử ở sơ đồ trên? Câu 2. Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác. Phản ứng tạo thành propene từ propyne: CH 3 -C≡CH(g) + H 2 (g) 03,d/tPPbCO CH 3 -CH=CH 2 (g) Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên biết rằng năng lượng liên kết đo ở điều kiện chuẩn của một số liên kết như sau: Liên kết H – H C – H C – C C = C C ≡ C E b (kJ/mol) 432 413 347 614 839 (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 3. Cho các chất sau: Fe, Cu, C, FeO, CuO, MgCO 3 , NaNO 3 , Ca(OH) 2 . Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl loãng. Câu 4. Cho phản ứng đơn giản: A+ 2B → C Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3 M; [B] = 0,5 M. Hằng số tốc độ k = 4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm ban đầu. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)