Content text ĐỀ SỐ 3 - GV.docx
B. Chăn thả trâu, bò ở các khu rừng mới trồng. C. Giao rừng cho các hộ gia đình quản lí, chăm sóc và khai thác theo quy định của pháp luật. D. Trồng cây xanh ở các khu vực thành thị và nông thôn. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống thuỷ sản? A. Ứng dụng chỉ thị phân tử giúp rút ngắn thời gian chọn giống thuỷ sản. B. Ứng dụng kĩ thuật PCR giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên thuỷ sản. C. Một số chế phẩm vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng của động vật thuỷ sản. D. Một số hormone giúp kích thích quá trình thành thục của trứng, tinh trùng của một số loài cá. Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng về vai trò của lâm nghiệp? A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. B. Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người. C. Cung cấp nơi chăn thả để phát triển chăn nuôi. D. Cung cấp đất để phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp đặc sản. Câu 14. Một trong những nhược điểm của trồng rừng bằng hạt so với trồng rừng bằng cây con là A. không thể áp dụng trên quy mô rộng lớn. B. bộ rễ cây phát triển không tự nhiên. C. cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công. D. chi phí công lao động nhiều hơn so với trồng rừng bằng cây con. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản? A. Tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao. B. Giúp bảo tồn nguồn gene thuỷ sản quý hiếm. C. Hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng. D. Giảm chi phí đầu tư và hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 16. Hoạt động nào sau đây có tác dụng nâng cao độ phì của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng? A. Làm cỏ, vun xới. B. Tỉa cành, tỉa thưa. C. Bón phân thúc. D. Làm cỏ, tưới nước. Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thức ăn tươi sống trong nuôi thuỷ sản?
A. Có thành phần dinh dưỡng cân đối phù hợp với nhiều loài thuỷ sản. B. Có thành phần chủ yếu là hỗn hợp gồm vitamin, khoáng chất, amino acid. C. Có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của một số loài thuỷ sản. D. Có chứa các chất làm tăng khả năng miễn dịch của động vật thuỷ sản. Câu 18. Màu nước nuôi thuỷ sản phù hợp cho các loài thuỷ sản nước ngọt là A. màu vàng cam. B. màu đỏ gạch. C. màu xanh nõn chuối. D. màu xanh rêu. Câu 19. Nhiệt độ nước ao nuôi thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng, phát triển là A. từ 15 °C đến 20 °C. B. từ 20 °C đến 25 °C. C. từ 25 °C đến 30 C. D. từ 30 °C đến 35 °C. Câu 20. Oxygen hoà tan trong nước ao nuôi thuỷ sản có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn nào sau đây? A. Sinh ra từ quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh. B. Sinh ra từ hoạt động hô hấp của các loại vi khuẩn có lợi. C. Chủ yếu do hoạt động của một số loại vi khuẩn làm cho nước phân li tạo ra oxygen. D. Chủ yếu có nguồn gốc từ oxygen khí quyển. Câu 21. Nuôi cá rô phi trong lồng trên hồ chứa, vị trí đặt lồng phù hợp là A. đặt ở các eo ngách, nơi có nhiều cây che phủ. B. đặt ở nơi thoáng gió, sát liền bờ để tiện chăm sóc. C. đặt ở nơi ít gió, có nhiều cây che phủ. D. đặt ở nơi thoáng gió, nên cách bờ trên 15 m. Câu 22. Biện pháp nào sau đây có tác dụng làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước ao nuôi thuỷ sản? A. Bật quạt nước hoặc bổ sung nước mới vào ao nuôi. B. Thay thế thức ăn công nghiệp bằng thức ăn tươi sống. C. Xử dụng chất sát khuẩn để khử trùng ao nuôi.