Content text Bài 4 - Đột biến gene - Đáp án.pdf
Bài 4 – Đột biến gene – Đáp án I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. 375429 Loại đột biến nào sau đây sẽ làm cho sản phẩm của gene bị thay đổi về cấu trúc? A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến gene. D. Đột biến đa bội. Câu 1. Đáp án C. Sản phẩm của gene là RNA hoặc chuỗi polypeptide. Sản phẩm của gene chỉ bị thay đổi khi gene bị đột biến. - Trong xác loại đột biến thì chỉ có đột biến gene mới làm thay đổi sản phẩm của gene. Câu 2. 375430 Đột biến gene là những biến đổi A. cấu trúc của NST. B. số lượng nhiễm sắc thể. C. số lượng gene trên NST. D. trong cấu trúc của gene. Câu 2. Đáp án D. Câu 3. 375431 Cơ thể mang gene đột biến biểu hiện ra kiểu hình được gọi là A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. thể đột biến. Câu 3. Đáp án D. Cá thể mang gene đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Câu 4. 375432 Khi đột biến gene đã phát sinh thì nó sẽ được nhân lên thông qua quá trình nào sau đây? A. Nhân đôi DNA. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Điều hòa hoạt động gene. Câu 4. Đáp án A. Khi đột biến gene đã phát sinh thì nó sẽ được nhân lên thông qua quá trình nhân đôi DNA. Câu 5. 375433 Trong quá trình nhân đôi DNA, xác nucleotide bắt cặp không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn đến phát sinh dạng đột biến nào sau đây? A. Thêm một cặp nucleotide. B. Mất 2 cặp nucleotide. C. Mất một cặp nucleotide. D. Thay thế một cặp nucleotide. Câu 5. Đáp án D. Câu 6. 375434 Những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến 1 cặp nucleotide được gọi là A. đột biến điểm. B. đột biến cấu trúc NST. C. đột biến số lượng NST. D. thể đột biến. Câu 6. Đáp án A. Câu 7. 375435 Đột biến nào sau đây được gọi là đột biến điểm? A. Thêm 2 cặp A-T. B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C. C. Thêm 2 cặp G-C. D. Mất 2 cặp A-T. Câu 7. Đáp án B. Đột biến điểm là đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotide. Gồm có xác dạng: Mất 1 cặp; thêm 1 cặp; thay thế 1 cặp.
Câu 8. 375436 Loại đột biến nào sau đây làm cho gene đột biến tăng 1 liên kết hydrogen so với gene ban đầu? A. Đột biến mất 1 cặp A-T. B. Đột biến thêm 1 cặp A-T. C. Đột biến thay thế 2 cặp G-C bằng 2 cặp A-T. D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C. Câu 8. Đáp án D. Câu 9. 375437 Loại đột biến nào sau đây làm cho gene đột biến giảm 2 liên kết hydrogen so với gene ban đầu? A. Đột biến mất 1 cặp A-T. B. Đột biến thay thế 1 cặp G-C bằng 1 cặp A-T. C. Đột biến thay thế 2 cặp G-C bằng 2 cặp C-G. D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C. Câu 9. Đáp án A. Câu 10. 375438 Cho biết A quy định hoa đỏ; alen đột biến a quy định hoa trắng; B quy định hạt vàng; alen đột biến b quy định hạt Xanh. Nếu A trội hoàn toàn so với a; alen B trội hoàn toàn so với b thì cơ thể có kiểu gene nào sau đây là thể đột biến? A. AaBb. B. AABB. C. AAbb. D. AaBB. Câu 10. Đáp án C. Vì cơ thể có kiểu gene AAbb biểu hiện kiểu hình hoa đỏ hạt Xanh nên đây là thể đột biến về tính trạng màu sắc hạt. Câu 11. 375439 Cho biết A quy định hoa đỏ; alen đột biến a quy định hoa trắng; B quy định hạt vàng; alen đột biến b quy định hạt Xanh. Nếu A trội hoàn toàn so với a; alen B trội hoàn toàn so với b thì cơ thể có kiểu gene nào sau đây là thể đột biến? A. aabb. B. AABB. C. AaBb. D. AaBB. Câu 11. Đáp án A. Vì cơ thể có kiểu gene aabb biểu hiện kiểu hình hoa trắng hạt Xanh nên đây là thể đột biến về tính trạng màu hạt và màu hoa. Câu 12. 375440 Cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, xác alen A, b, D là alen đột biến. Kiểu gene nào sau đây biểu hiện thành thể đột biến ở 3 tính trạng? A. AAbbDD. B. aabbdd. C. AABbDd. D. AaBbDd. Câu 12. Đáp án A. Câu 13. 375441 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Khi gene nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gene. B. Đột biến gene trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến. C. Đột biến gene chỉ được phát sinh khi trong môi trường có xác tác nhân đột biến. D. DNA không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến gene. Câu 13. Đáp án C.
- A đúng. Vì khi DNA nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì DNA con có cấu trúc khác nhau và khác DNA mẹ → phân tử DNA bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gene. - Thể đột biến là cơ thể mang đột biến và đột biến đó đã được biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến → B đúng. - Khi DNA không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến, do tia phóng Xạ làm đứt gãy DNA hoặc do virus cài Xen. → D đúng. - C sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gene do tác động của xác nitrogenous base dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzyme DNApolymerase trong quá trình nhân đôi. Câu 14. 375442 Trong số xác dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất? A. Mất một cặp nucleotide. B. Thêm một cặp nucleotide C. Thay thế một cặp nucleotide. D. Đột biến mất đoạn NST. Câu 14. Đáp án C. - Trong xác dạng đột biến gene thì đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide sẽ kéo theo làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ xác bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gene cho nên sẽ làm cho protein bị thay đổi lớn → Hậu quả nghiêm trọng. Đột biến thay thế một cặp nucleotide chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba nên mức độ ảnh hưởng thường rất thấp, nếu bộ ba mới có tính thoái hóa (quy định aa giống như bộ ba ban đầu) thì không làm thay đổi cấu trúc của protein nên không gây hậu quả cho sinh vật. Câu 15. 375443 Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gene dạng A. thay thế cặp G - C bằng T – A. B. thay thế cặp G - C bằng cặp C - G. C. thay thế cặp A – T bằng T – A. D. thay thế cặp A – T bằng G - C. Câu 15. Đáp án D. Câu 16. 375444 Một gene có chiều dài 5100 A0 và có tổng số 3600 liên kết hydrogene. Gene bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hydrogen nhưng chiều dài của gene không bị thay đổi. Số nucleotide mỗi loại của gene khi đã đột biến là A. A = T = 555, G = C = 645. B. A = T = 899, G = C = 601. C. A = T = 901, G = C = 599. D. A = T = 650, G = C = 550. Câu 16. Đáp án B. * Số nucleotide mỗi loại của gene lúc chưa đột biến. - Tổng số nucleotide của gene là N = L.2 3,4 = 3,4 5100.2 = 3000 (nucleotide) - Số nucleotide mỗi loại của gene lúc chưa đột biến là: A = T = 1,5N – H = 4500 – 3600 = 900. G = C = H – N = 3600 – 3000 = 600.