PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4. Chuyên đề NLXH ý kiến tán thành, phản đối (Có phí).docx

CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH/ PHẢN ĐỐI -------------------------------------------------- DẠNG BÀI 1 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (trình bày ý kiến tán thành) Yêu cầu chung: Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống theo hướng trình bày ý kiến tán thành cần phải được đặt trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng. Yêu cầu: - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành với ý kiến cần bàn luận. - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. Thực hành viết theo các bước  Trước khi viết  Lựa chọn đề tài Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao nhiêu vấn đề gợi những cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều và được thể hiện bằng những ý kiến khác nhau. Để lựa chọn đề tài cho bài viết, em có thể tham khảo các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh các ý kiến đúng đắn cần thể hiện sự tán thành. Ví dụ: - Sự tự lập trong cuộc sống. - Không nên tự cao tự đại. - Ghen tị là thói xấu. - Có thất bại mới thành công. - Ham mê trò chơi điện tử sẽ không tốt. - Dùng đồ nhựa tiện ích và tác hại - Em có đồng ý với quan niệm từ câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. - Em đồng ý với lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế. Chọn đề tài em thực sự am hiểu và có hứng thú thì việc viết bài mới thuận lợi.  Tìm ý Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách tự trả lời một số câu hỏi: - Vấn đề gì được nêu ra bàn luận? Phần mở bài, vấn đề cần bàn luận cần đưa ra một cách rõ ràng. - Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?

3 - Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ. Các ý phải tập trung vào chủ đề là vấn đề trong đời sống mà em đang bàn luận. - Cần sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách báo hoặc kinh nghiệm từ người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm sống để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cần sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo sự liên kết trong bài. Kết bài Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống.  Chỉnh sửa bài viết Nội dung rà soát Hướng dẫn chỉnh sửa Ý kiến vấn đề đời sống đã nêu rõ ràng chưa Nêu ý kiến chưa nêu rõ trong phần mở bài thì phải bổ sung Đã khẳng định được sự tán thành ý kiến chưa? Nếu sự tán thành ý kiến thể hiện chưa rõ thì phải chỉnh sửa về cách diễn đạt. Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết phục chưa? Lí lẽ và bằng chứng được nêu có phù hợp với nội dung nghị luận không? Bổ sung, thay đổi nếu thấy lí lẽ và bằng chứng chưa làm cho sự tán thành đủ sức thuyết phục. Đã rút ra được ý nghĩa của việc tán thành ý kiến chưa? Bổ sung nếu thấy ý nghĩa của việc tán thành ý kiến còn mờ nhạt. Việc sử dụng từ ngữ, câu văn, cách liên kết các câu trong đoạn và các đoạn trong bài đã đạt yêu cầu chưa? Chỉnh sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, bổ sung từ ngữ liên kết nếu thấy giữa các câu, các đoạn còn rời rạc. Bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống Các phần của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Mở bài Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận. Nếu được ý kiến tán thành cần bàn luận. Thân bài Giải thích những từ ngữ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa câu tục ngữ, danh ngôn cần bàn luận. Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến. Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.