PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CD. BÀI 8..docx

Chủ đề 4: POLYMER Bài 8 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (poly ethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), poly buta-1,3-diene, polyisoprene, poly (methyl methacrylate), poly (phenol formaldehyde)(PPF), capron, nylon-6,6). - Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). - Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh một số polymer. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học của polymer. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp. * Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (poly ethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), poly buta-1,3-diene, polyisoprene, poly (methyl methacrylate), poly (phenol formaldehyde)(PPF), capron, nylon-6,6). - Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh một số ứng dụng của polymer. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được phương pháp để tổng hợp một số polymer thường gặp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK tìm hiểu khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học của polymer. - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh một số ứng dụng của polymer. - Phiếu bài tập số 1, số 2.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Không 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Hs quan sát hình ảnh một số ứng dụng của polymer trong đời sống hàng ngày trên slide để trả lời một số câu hỏi?
b) Nội dung: - Em hãy cho biết trong gia đình có những vật dụng nào được làm bằng vật liệu polymer? - Polymer là gì? Chúng có tính chất, úng dụng gì và được điều chế như thế nào? c) Sản phẩm: HS dựa trên hình ảnh GV trình chiếu, đưa ra dự đoán của bản thân. d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hs tìm hiểu về khái niêm, danh pháp; tính chất vật lý và phương pháp điều chế một số polymer thường gặp Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng thiết bị HĐ 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3 phút - Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể ở các góc (3góc) - Hứớng dẫn hs nghiên cứu và lựa chọn các góc - Ngồi theo nhóm - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ - Máy chiếu, bảng hoạt động nhóm (thể hiện nhiệm vụ mỗi góc) HĐ 2: Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc 40 phút - Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập ở các góc, mỗi góc trong thời gian 10 phút rồi luân chuyển sang góc khác. - Sau đó 3 góc này ngồi lại thành 4 tổ, thực hiện nội dung của "Góc áp dụng" (10') - Hướng dẫn các nhóm tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm. - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc hoạt động. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. - SGK lớp 12 - Các hướng dẫn nhiệm vụ các góc - Bút dạ, bảng hoạt động nhóm - Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. Tiết 2: HĐ 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc. 25 phút - Hướng dẫn HS báo cáo kết quả. - Đại diện tổ 1 trình bày kết quả góc phân tích. Yêu cầu tổ 2, tổ 3 nhận xét, phản hồi. - Đại diện tổ 2 trình bày kết quả góc trải nghiệm. Yêu cầu tổ 1, tổ 4 nhận xét, phản hồi - Đại diện tổ 3 trình bày kết quả góc quan sát. Yêu cầu tổ 2, tổ 4 nhận xét, phản hồi - Đại diện tổ 4 trình bày kết quả góc áp dụng. Yêu cầu tổ 1, tổ 3 nhận xét, phản hồi. - Công bố đáp án trên màn chiếu - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - Lắng nghe, so sánh vói câu trả lời của nhóm mình và đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung. - Quan sát sản phẩm trình bày và đóng góp ý kiến của nhóm bạn. - Ðưa ra ý kiến nhận xét bổ sung - Lắng nghe và đánh giá câu trả lời của bạn - Lắng nghe và ghi nhớ kết luận Máy tính, máy chiếu, bảng hoạt động nhóm
và kết luận chung về kết quả thực hiện ở mỗi góc. - Yêu cầu các tổ quan sát đáp án của nhiệm vụ này trên màn chiếu. mà GV chốt lại. - HS ghi vở những kết luận mà GV chốt lại. HĐ 4: Ghi tóm tắt nội dung 10 phút - Cho hs ghi vở những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại - HS ghi những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại Máy tính, máy chiếu HĐ 5: Luyện tập 6 phút - GV trình chiếu ô chữ trống, tổ chức cho HS giải ô chữ và tìm từ khóa - Tích cực tham gia tìm hiểu ô chữ Máy tính, máy chiếu HĐ 6: Vận dụng. 1-2 phút - Học bài cũ, làm BT trong SGK - Đọc trước bài vật liệu polymer. Tìm hiểu vai trò trong đời sống và sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường của vật liệu polymer và vật liệu compozit. Các phiếu học tập thực hiện nhiệm vụ ở 3 góc 1. GÓC PHÂN TÍCH: a. Mục tiêu: nghiên cứu SGK, kiến thức thực tiễn, để nhận biết được cơ bản kiến thức mới. b. Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Câu hỏi 1: l. 1. Tìm hiểu SGK cho biết khái niệm polymer, monomer, hệ số polymer hóa, cách gọi tên polymer. - Polymer:…………… ……………………………………………………………………….. - Monomer:…… ……………………………………………………………………………… - Tên gọi của polymer:……………………………………………………………………… 1.2- Xác định công thức monomer, công thức mắt xích, hệ số polymer, công thức polymer và gọi tên polymer trong các phản ứng tạo polymer sau (ghi vào bảng ) Phản ứng 1 : nCH 2 =CH 2 → (-CH 2 -CH 2 -)n ethylene Phản ứng 2: n NH 2 [CH 2 ] 5 COOH → (-HN-[CH 2 ] 5 -CO-)n + (n-1)H 2 O ε-aminocaproic acid Công thức monomer Hệ số polymer hóa Công thức mắt xích Công thức polymer Tên polymer Phản ứng 1 Phản ứng 2 Câu hỏi 2: cho biết phát biểu nào đúng/sai Phát biểu Ðúng/ Sai 1. Hấu hết polymer là những chất rắn ở đk thường 2. Ða số các polymer khi đun nóng thì chuyển thành chất lỏng nhớt, khi để nguội thì sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo (PE, PP, PVC,...) 3. Một số polymer khi đun nóng không nóng chảy mà bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn (PPF,…).
4. Ða số các polymer tan được trong xăng dầu hoặc các dung môi hữu cơ như benzen... Câu hỏi 3: Quan sát các ptpư điều chế các polymer sau, từ đó cho biết đặc điểm chung của các monomer thu được mỗi nhóm, so sánh sản phẩm của các phản ứng ở 2 nhóm. Từ đó khái quát khái niệm phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng, điều kiện cấu tạo của monomer tham gia phản ứng đó? Nhóm A Phản ứng trùng hợp Nhóm B Phản ứng trùng ngưng Ví dụ 9: n H2C H2 C H2C H2 C H2 C NH CO caprolactam (NH[CH 2 ] 5 CO)- n tơ capron Ví dụ 10 nNH 2 [CH 2 ] 5 COOH -(NH[CH 2 ] 5 CO)- n + n H 2 O Monomer: có liên kết ………..hoặc ……..kém bền Sản phẩm:……………….. Khái niệm: ……….. 2. GÓC QUAN SÁT a. Mục tiêu: - HS biết 1 số polymer phổ biến trong đời sống. - HS quan sát các loại vật liệu polymer và quan sát thí nghiệm kiểm chứng tính chất vật lí đặc trưng của loại vật liệu polymer đó. b. Thực hiện nhiệm vụ: - Dự đoán tính chất vật lí đặc trưng của nhóm mẫu vật liệu polymer sau: Nhóm 1: Màng mỏng, bàn phím nhựa, ống nước. Nhóm 2: Găng tay, dây thun (dây chun), lốp xe. Nhóm 3: Nilon, tơ nhện, kén tằm. - Quan sát video thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất vật lí của polymer. Ghi kết quả vào phiếu hoc tập 2 rồi dán ở góc quan sát. Câu hỏi 1: Quan sát các video thí nghiệm và kết luận một số tính chất vật lí của các polymer và điền vào bảng sau: STT Thí nghiệm Hiện tượng Rút ra nhận xét 1 - Kéo căng màng mỏng, uốn thước nhựa dẻo - Kéo căng dây chun. - Kéo sợi tơ nhện

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.