PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 15 - TN TỔNG HỢP.Image.Marked.pdf

1 ĐỀ ÔN SỐ 15 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) (Gồm các nội dung thuộc 3 phân môn Lý (KHTN 1), Hóa ((KHTN 2), Sinh (KHTN 3) ở mức độ hiểu và vận dụng thấp) Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3. B. Phản ứng đốt cháy khí gas. C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước. D. Phản ứng phân hủy đường. Câu 2. Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi hoá học? A. Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. B. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước. C. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu. D. Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua. Câu 3. Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường nen khí carbon dioxide ở áp suất cao nhằm mục đích gì? A. tăng khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. B. giảm khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. C. không làm thay đổi khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. D. giảm nhanh lượng khí carbon dioxide trong nước. Câu 4. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ B. Xúc tác C. Áp suất D. Nồng độ Câu 5. Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . A. 8000 N/m2 . B. 2000 N/m2 . C. 6000 N/m2 . D. 60000 N/m2 . Câu 6. Người ta bắc một tấm ván qua chỗ đất lún để mọi người có thể đi qua. Việc làm đó nhằm A. giảm áp lực B. giảm diện tích bị ép C. tăng áp suất D. giảm áp suất Câu 7. Hai thỏi copper (đồng) có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn? Vì sao A. Thỏi copper (đồng) ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi copper (đồng) ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi copper (đồng) ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 8. Hoạt động nào sau đây không xuất hiện moment lực? A. Dùng tay để mở ngăn kéo hộp bàn. B. Dùng tay xoay bánh lái của tàu thủy. C. Dùng tay mở và đóng khóa vòi nước. D. Dùng cờ lê để mở bu lông gắn trên chi tiết máy. Câu 9. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?
2 1. Tiêu chảy 2. Lao động nặng 3. Nghỉ ngơi 4. Sốt cao A. 1,2,3,4. B. 1,2,4. C. 1,2,3. D. 1,3,4. Câu 10. Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt là gì? A. Kích thích nạn nhân sớm hô hấp lại bình thường bằng miệng. B. Kích thích tim co bóp nhanh hơn, cung cấp nhiều oxygen hơn cho cơ thể. C. Nạn nhân sẽ nhận được nhiều carbon dioxide vào phổi hơn, tăng khả năng hồi phục của nạn nhân. D. Nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo. Câu 11. Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. B. Nguồn thức ăn của quần thể. C. Khu vực sịnh sống. D. Cường độ chiếu sáng. Câu 12. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): 1.1. Cho mô hình nguyên tử A và B. Em hãy cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học, vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? 1.2. Em hãy giải thích: a. Vì sao vào những ngày nắng nóng, cá thường ngoi lên phía mặt nước để hô hấp? b. Tại sao một số ngư dân vẫn dùng phân đạm urea ((NH2)2CO) để bảo quản hải sản? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng không? Theo em cách khắc phục thế nào? Câu 2: (2,0 điểm): 2.1. Hãy xác định chất cụ thể trong các chữ cái và viết phương trình phản ứng biểu diễn biến hóa theo sơ đồ sau: (1) A + B  FeCl2 + C (2) C + D  B (3) FeCl2 + D  FeCl3 (4) E + NaOH  F + NaCl 2.2. Có 6 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau: HCl; H2SO4; CaCl2; Na2SO4; Ba(OH)2; KOH. Chỉ được dùng thêm quỳ tím nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ. Câu 3: (3,0 điểm): 3.1. Bằng phương pháp hóa học em hãy tách các chất NaCl, CuCl2, CaCl2 ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình hóa học.
3 3.2. Khí A có công thức hóa học XY2, là một trong những chất khí gây ra hiện tượng mưa axit. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2. Xác định công thức hóa học của A. Câu 4: (3,0 điểm): 4.1. Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol NaOH, thu được dung dịch chứa NaHCO3 0,2M và Na2CO3 0,1M. Tìm a. 4.2. Có 600 gam dung dịch bão hòa KClO3 ở 200C, nồng độ 6,5 %. Cho bay hơi H2O, sau đó giữ hỗn hợp ở 200C ta được hỗn hợp có khối lượng 413 gam. a. Tính khối lượng H2O và khối lượng KClO3 trong dung dịch? b. Tính khối lượng chất rắn kết tinh? Câu 5: (2,0 điểm): 5.1. Trong một bình kín chứa SO2 và O2 (tỉ lệ mol 1:1) và một ít bột V2O5. Nung nóng hỗn hợp sau một thời gian thì thu được hỗn hợp khí trong đó khí sản phẩm chiếm 35,3% theo thể tích. Tính thể tích khí sinh ra và tính hiệu suất của phản ứng. 5.2. Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HCl 18,25% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dung dịch B. Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 gam. Nếu cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? Câu 6: (2,0 điểm): Hòa tan 6,46 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại A và B (đều có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 1,2395 lít khí (đkc) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Lượng chất rắn không tan này tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc bỏ E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F. a. Xác định hai kim loại A và B, biết rằng A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. b. Đem nung F một thời gian (phản ứng tạo ra oxit kim loại, khí NO2 và O2) người ta thu được 6,16 gam chất rắn G và hỗn hợp khí E. Tính thể tích hỗn hợp khí E (đkc). ----HẾT--- - Học sinh được làm tròn số đến hàng đơn vị sau dấu phẩy. - Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
4 ĐỀ ÔN SỐ 14 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B C A B C D B A B D A D PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): 1.1. Cho mô hình nguyên tử A và B. Em hãy cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học, vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? 1.2. Em hãy giải thích: a. Vì sao vào những ngày nắng nóng, cá thường ngoi lên phía mặt nước để hô hấp? b. Tại sao một số ngư dân vẫn dùng phân đạm urea ((NH2)2CO) để bảo quản hải sản? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng không? Theo em cách khắc phục thế nào? Nội dung Điểm 1.1. Dựa vào mô hình nguyên tử Tên gọi KHH Vị trí Kim loại/phi kim A Nitrogen N - Ô số 7, chu kì 2 Phi kim B Magnesium Mg - Ô số 12, chu kì 3 Kim loại 2. a. Ngày nắng nóng, cá thường ngoi lên mặt nước để hô hấp vì độ tan của oxygen trong nước bị giảm khi nhiệt độ tăng. b. + Khi urea hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. - Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: + Khi ăn phải các loại rau hoặc hải sản có chứa dư lượng phân urea cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. + Khi hàm lượng N vượt quá ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến suy giảm hô hấp của tế bào, làm tăng sự phát triển của các khối u và là tiền đề gây ra bệnh ung thư. - Cách khắc phục: Dùng đá lẫn muối, để trong thùng kín, sạch duy trì ở 00C (ngăn cấp đông). Câu 2: (2,0 điểm): 2.1. Hãy xác định chất cụ thể trong các chữ cái và viết phương trình phản ứng biểu diễn biến hóa theo sơ đồ sau: (1) A + B  FeCl2 + C

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.