PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text bài 14. Luyện tập chung.docx

1 Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… BÀI 14 – LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố cách đọc, viết các số thập phân; viết phân số thập phân về dạng phân số thập phân; viết hỗn số có phần phân số là phân số thập phân. - Ôn tập, củng cố cách so sánh các số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự; viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân. - Ôn tập, củng cố cách làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, hàng phần trăm. - Vận dụng kiến thức về số thập phân đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn tập và củng cố cách đọc, viết, làm tròn số thập phân; viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân. - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một số tính huống gắn với thực tế. 3. Phẩm chất:
2 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học: - Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có). - Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. b. Cách thức thực hiện: - GV kiểm tra kiến thức học sinh qua bài tập sau: Câu nào đúng? Câu nào sai? a) Số thập phân 15,34 đọc là “mười lăm phẩy ba mươi tư”. b) 50 dm 2 cm = 50,02 dm. c) Phân số viết dưới dạng số thập phân là 0,25. d) Số thập phân 99,05 có phần nguyên là 99. - HS trả lời: a) Đ b) S c) S d) Đ e) Đ g) S
3 e) Làm tròn 78,125 đến hàng phần trăm ta được 78,13. g) 22,54 > 22,64. - GV cho HS thảo luận cặp đôi - GV mời đại diện nhóm có kết quả nhanh nhất lên bảng trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhớ lại các kiến thức trọng tâm đã được học trong Chủ đề 2. b. Cách thức thực hiện: - GV thống kê hệ thống các đơn vị kiến thức đã học ở Chủ đề 2 cho HS: + Ôn tập cách đọc, viết và so sánh các số thập phân + Ôn tập cách viết số thập phân về dạng phân số thập phân; phân số thập phân về dạng số thập phân. + Ôn tập cách viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân. + Ôn tập cách làm tròn số thập phân. - GV chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
4 a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). + Hoàn thành phiếu học tập số 1. + Hoàn thành phiếu học tập số 2. - HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. TIẾT 1 Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: “Chín mươi sáu phẩy tám trăm linh ba” viết là: A. 96,803. B. 96,380. C. 96,83. D. 96,830. Câu 2: Làm tròn số thập phân 2,129 đến hàng phần mười, ta được số mới là: A. 2,12. B. 2,1. C. 2,14.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.