PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text (MỚI). Đ-S chủ đề 5.docx


BỘ CÂU HỎI ĐÚNG - SAI 2 Dựa vào thông tin trên hình, hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Đây là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của những loài khác nhau. b) Đây là những cơ quan thể hiện hướng tiến hóa phân li. c) Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau. d) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan cũng thuộc vào nhóm những cơ quan tương tự, như các cơ quan trên hình. Câu 5. Khi nói về cơ quan thoái hóa, Các nhận xét sau là đúng hay sai? a) Tuyến vú ở nam là một cơ quan thoái hóa. b) Một cơ quan thoái hóa bỗng dưng hoạt động trở lại được gọi là hiện tượng lại tổ. c) Cơ quan thoái hóa phát triển đầy đủ trên cơ thể người trưởng thành. d) Cơ quan tương tự chứng minh nguồn gốc chung của các loài. Câu 6. Khi tiến hành so sánh sự khác nhau về các amino acid trong chuỗi hemoglobin giữa các loài, người ta thấy như sau: Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các nhận xét về kết quả dưới đây là đúng hay sai? a) Người có họ hàng gần gũi với gorilla hơn so với ếch. b) Đây là bằng chứng sinh học tế bào. c) Đây là bằng chứng trực tiếp nói lên người có nguồn gốc từ loài Gorilla. d) Những loài có số lượng sai khác trong chuỗi polipeptide càng nhiều thì càng có quan hệ họ hàng xa nhau. Câu 7. Bảng dưới đây là tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi polypeptide anpha trong phân tử hemoglobin ở các nhóm động vật. Cá voi Cá chép Cá Rồng Kì nhông Chó Người Cá voi 0% 59,4% 54,2% 61,4% 56,8% 53,2% Cá chép 0% 48,7% 53,2% 47,9% 48,6% Cá Rông 0% 46,9% 46,8% 47% Kì nhông 0% 44,3% 44% Chó 0% 16,3% Người 0% Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Bảng trên là bằng chứng sinh học phân tử. b) Trong các loài đã cho, loài có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người là cá voi.
BỘ CÂU HỎI ĐÚNG - SAI 3 c) Người có quan hệ gần với cá chép hơn kì nhông. d) Cá chép có quan hệ gần với chó hơn kì nhông. Câu 1. Khi nói về loại biến dị cá thể theo quan niệm của Darwin, những tính chất dưới đây là đúng hay sai? a) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. b) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. c) Không di truyền được qua sinh sản hữu tính. d) Không xác định được chiều hướng biến dị. Câu 2. Khi nói về học thuyết Darwin. Các kết luận dưới đây là đúng hay sai? a) Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình b) Darwin quan niệm biến dị cá thể là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản c) Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm 1832 d) Charles Darwin cho rằng nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là đột biến cấu trúc NST Câu 3. Khi nói về biến dị theo quan niệm Darwin, các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật. b) Biến dị xác định là biến dị cá thể. c) Biến dị xác định là mọi cá thể trong cùng một loài đều có những biến đổi giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh. d) Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. Câu 4. Khi nói về biến dị theo quan niệm Darwin, các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Biến dị đồng loạt di truyền được. b) Biến dị cá thể không di truyền được. c) Biến dị không xác định là nguyên liệu chủ yếu cho qua trình chọn giống và tiến hóa. d) Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa. Câu 5. Khi nói về kết quả của chọn lọc của chọn lọc nhân tạo, các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi. b) Tích lũy các biến dị không có lợi và có lợi, không quan tâm đến sinh vật. c) Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng. d) Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi. Câu 6. Quan niệm của Darwin về cơ chế tiến hóa dưới đây là đúng hay sai? a) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gene thích nghi với môi trường. b) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. c) số lượng cá thể mang kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao. d) loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung. Câu 7. Khi nói đến đặc điểm và vai trò của biến dị cá thể theo quan niệm của chọn lọc tự nhiên, những phát biểu dưới đây là đúng hay sai? a) Phát sinh trong quá trình sinh sản BÀI 16 QUAN NIỆM CỦA DARWIN VỀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN VÀ HÌNH THÀNH LOÀI
BỘ CÂU HỎI ĐÚNG - SAI 4 b) Không di truyền được cho thế hệ sau c) Tồn tại chỉ trong một đời cá thể d) Là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa Câu 8. Trong chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle và đã quan sát các loài động vật, thực vật, điều kiện tự nhiên và đã thu thập nhiều hóa thạch sinh vật ở những nơi ông đặt chân đến. Qua quan sát ông đã nhận thấy và đưa ra một số kết luận. Các kết luận sau là đúng hay sai theo quan niệm của Darwin? a) Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn b) Trong quần thể, các cá thể con được sinh ra luôn giống hoàn toàn cá thể mẹ c) Khả năng sống sót và sinh sản của cá thể không phải ngẫu nhiên d) Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật. Câu 1. Khi nói về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, các nhận xét sau đây là đúng hay sai? a) Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. b) Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi kiểu hình của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. c) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành các đơn vị phân loại trên loài d) Theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là cá thể Câu 2. Các nhận định dưới đây là đúng hay sai về tiến hóa nhỏ? a) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi rộng lớn, thời gian lịch sử dài. b) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu. c) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài. d) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Câu 3. Khi nói về tiến hoá nhỏ, nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian ngắn. b) Diễn ra trong một thời gian dài, trên phạm vi rộng lớn. c) Làm biến đổi vốn gene của quần thề dẫn tới hình thành loài mới. d) Không thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm khoa học. Câu 4. Khi nói về tiến hóa nhỏ, các nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Tiến hóa nhỏ kết thúc bằng sự hình thành loài mới được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cách li sinh sản b) Tiến hóa nhỏ xảy ra với từng các cá thể của loài nên đơn vị tiến hóa là loài c) Là quá trình hình thành loài mới d) Diễn ra trong không gian rộng và thời gian lịch sử dài, không thể tiến hành làm thực nghiệm Câu 5. Khi nói về đặc điểm của nhân tố tiến hóa đột biến, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? a) Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. b) Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng. c) Đột biến thay đổi tần số allele của quần thể một cách từ từ, chậm chạp. d) Đa số đột biến là trung tính. Câu 6. Khi nói về nhân tố tiến hóa đột biến, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? a) Đột biến là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. b) Áp lực của đột biến là không đáng kể đối với quẩn thể có kích thước lớn. c) Tần số đột biến từ 10 4 đến 10 6 . BÀI 17+18 THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.