Content text HSG10-CĐ2-BẢNG TUẦN HOÀN.pdf
1 CHUYÊN ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN PHẦN I: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO I. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC * Nguyên tắc sắp xếp - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột (trừ nhóm VIIIB). * Cấu tạo bảng tuần hoàn - Ô nguyên tố: mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô trong bảng tuần hoàn. Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử Z - Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự chu kì = số lớp electron - Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột. Số thứ tự nhóm nguyên tố = số electron hóa trị Electron hóa trị = electron lớp ngoài cùng + phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa. * Phân loại nguyên tố - Nguyên tố s: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp s. Gồm nhóm IA, IIA và He. - Nguyên tố p: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp p. Gồm nhóm IIIA - VIIIA (trừ He). - Nguyên tố d: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp d. Gồm nhóm IB – VIIIB.( trừ họ La, Họ Ac ) - Nguyên tố f: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp f. .( họ La, Họ Ac ) II.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ, NHÓM A * Xu hướng biến đổi một số tính chất nguyên tử các nguyên tố trong 1 chu kì và trong 1 nhóm A - Trong một chu kì từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: + Bán kính nguyên tử giảm dần. + Độ âm điện tăng dần. + Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần. + Số electron hóa trị của các nguyên tố nhóm A (trừ chu kì 1) tăng từ 1 – 8. - Trong một nhóm A từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
2 + Bán kính nguyên tử tăng dần. + Độ âm điện giảm dần. + Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần. * Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong 1 chu kì - Trong một chu kì từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: + Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I – VII (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine). + Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần. III. Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN * Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. * Ý nghĩa bảng tuần hoàn Cụ thể Cấu tạo nguyên tử Vị trí của nguyên tố Cấu hình electron: ? Số proton, electron: ? Số lớp electron: ? Số electron hóa trị: ? Số thứ tự ô nguyên tố: ? Số thứ tự chu kì: ? Nhóm: ? Tính chất của nguyên tố - Tính kim loại, phi kim: ? - Hóa trị cao nhất với oxygen: ? - Công thức oxide cao nhất: ? - Công thức hydroxide tương ứng: ? - Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng: ?
3 PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CÓ PHÂN DẠNG DẠNG 1. XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KHI BIẾT THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI Cần nhớ một số điểm sau - Hóa trị cao nhất với oxygen của nguyên tố = STT nhóm A. (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine). - Hóa trị với H( nếu có) = 8 - hóa trị cao nhất với oxygen. ( chỉ xét với các phi kim ) - % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là: %A= MA*100/M. - Muốn xác định nguyên tố đó là nguyên tố nào cần tìm được M =?. Ví dụ minh họa Ví dụ 1. Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxide gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hydrogen. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxide. Hướng dẫn giải: Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxide là m, hóa trị trong hợp chất với hydrogen là n. Ta có: m + n = 8. Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2. Ví dụ 2. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH3.Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố. Hướng dẫn giải: Hợp chất với hydrogen là RH3 ⇒ Chất cao nhất với oxygen có công thức là: R2 O5 Ta có : (2.R) / (16.5) = 25,93/74,07 ⇒ R= 14 ⇒ R là nguyên tố Nitrogen Ví dụ 3. Oxide cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73% oxygen, còn trong hợp chất khí với hydrogen chứa 75% nguyên tố đó.Viết công thức oxide cao nhất và hợp chất khi với hydrogen. Hướng dẫn giải: Gọi hợp chất với hydrogen có công thức là : RHx ⇒ Hợp chất với oxygen có công thức là R2 Ox-8 Ta có: (1) (2.R) / 16(8-x )= 27,27/72,73. (2) R/x = 75/ 25 = 3 ⇒ R= 3x thay vào pt(1) ta có đáp án : x= 4 và ⇒ R = 12 Vậy R là carbon ⇒ CO2 và CH4 Ví dụ 4. Oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxygen về khối lượng. Hãy xác nguyên tố R và viết công thức oxide cao nhất. Hướng dẫn giải: Nhóm VIA nên hợp chất oxide bậc cao là RO3 Ta có: R/ 48 = 40/60 vậy R= 32 ( Sulfur)