Content text 29. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG.pdf
2 - Các con lắc đơn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU): (15 phút) a. Mục tiêu: - Kích thích sự tò mò, hứng thú về việc xác định vận tốc của 2 vật trước và sau khi người bước ra khỏi thuyền. Từ đó tìm hiểu về hệ kín, định luật bảo toàn động lượng, va chạm. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên - GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS đọc tình huống mở đầu bài học và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: - Học sinh nêu được thuyền chuyển động lùi về phía sau người khi người bước lên bờ. - Sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới về: hệ kín, định luật bảo toàn động lượng, va chạm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1 -GV: Quan sát hình vẽ trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: - HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 2 Giáo viên đặt vấn đề:Ta thấy khi người bước lên bờ thì thuyền lùi lại, chứng tỏ vận tốc của thuyền thay đổi. Vậy nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của thuyền là gì? Vận tốc đó sinh ra từ đâu? Bài học hôm nay sẽ giứp chúng ta trả lời câu hỏi này. Bước 3
4 - Học sinh phát biểu và viết được biểu thức định luật bảo toàn động lượng. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, tính động lượng của hệ trước và sau va chạm, nhận xét. Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung và biểu thức định luật bảo toàn động lượng. Trả lời câu hỏi trang 114 (phần ?) B2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV: Làm thí nghiệm biểu diễn. - HS quan sát thí nghiệm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng báo cáo kết quả , các học sinh khác theo dõi, nhận xét B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu Va chạm đàn hồi (15 phút) a) Mục đích: Nêu và phân tích, giải quyết được các bài toán về va chạm đàn hồi. b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm về va chạm đàn hồi và tìm hiểu nội dung SGK và hoàn thành các yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra được đặc điểm của va chạm đàn hồi. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu và phân tích bài toán va chạm đàn hồi - Yêu câu học sinh quan sát thí nghiệm về va chạm đàn hồi của hai vật trên đệm không khí - Thực hiện câu hỏi trong SGK trang 114(phần ?) B2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh quan sát thí nghiệm + HS đọc SGK. Xác định tính chất của hệ vật xem có là hệ cô lập không , xác định khối lượng, vận tốc, động lượng của hai vật trước và sau va chạm, tính động lượng của hệ hai vật trước và sau va chạm, so sánh động lượng của hệ trước và sau va chạm và nhận xét + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.