Content text CHỦ ĐỀ 4. PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC - GV.docx
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 PHẦN HÓA HỌC
HSG – KHTN LỚP 7 – PHẦN HÓA HỌC 2 CHỦ ĐỀ 4. PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC A. LÍ THUYẾT I. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT 1. Đơn chất - Đơn chất là những chất được tạo nên tử một nguyên tố hoá học. - VD : Đồng (copper), dùng làm lõi dây điện, đúc tượng,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng; + Than chì (C), dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đỗ trang sức, mũi khoan,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon; + khí hydrogen dùng làm nhiên liệu,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hydrogen. 2. Hợp chất - Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. - Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn, calcium carbonate,... là hợp chất vô cơ. Những hợp chất như glucose (có trong mật ong), saccharose, protein,... là hợp chất hữu cơ. Ví dụ: + Hợp chất vô cơ: Muối ăn (NaCl), Nước (H 2 O), đá vôi (CaCO 3 )….. + Hợp chất hữu cơ: Đường ăn (C 12 H 22 O 11 ), khí Methane (CH 4 ), rượu uống (C 2 H 6 O)… II. PHÂN TỬ 1. Khái niệm - Phân tử là hạt đại điện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đây đủ tính chất hoá học của chất. - Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học.
HSG – KHTN LỚP 7 – PHẦN HÓA HỌC 3 2. Khối lượng phân tử - Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu. - Ví dụ: + Khối lượng phân tử của nước (H 2 O) bằng: 2.1 + 16 = 18 (amu). + Khối lượng phân tử khí Oxygen (O 2 ): 16.2 = 32 (amu). III. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1. LIÊN KẾT ION - Khi hình thành phân tử sodium chloride (NaCl), các nguyên tử đã có sự nhường và nhận electron như sau: - Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne. - Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar - Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau để hình thành liền kết ion trong phân tử muối ăn. - Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu giữa kim loại và phi kim. - Trong đó: + Kim loại (M) có xu hướng nhường đi e và mang điện tích dương: – nMneM + Phi kim (A) có xu hướng nhận e và mang điện tích âm: nAneA - Các hợp chất ion như muối ăn, vôi sống... là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi và nhiệt độ nóng chảy cao, khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn diện. 2. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử.
HSG – KHTN LỚP 7 – PHẦN HÓA HỌC 4 - Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị. Để có được lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim đã góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử. - Các chất cộng hóa trị có ở cả 3 thể, thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp. Nhiều chất cộng hóa trị không dẫn điện. 2.1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất * Sự hình thành phân tử hydrogen - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen + Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng. + Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử H có 2 electron dùng chung ở lớp ngoài cùng. * Sự hình thành phân tử oxygen - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen + Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. + Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng, trong đó có 2 cặp electron dùng chung. 2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước * Sự hình thành phân tử nước Khi hình thành phân tử nước, hai nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử O bằng cách nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN I. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Cho sơ đồ nguyên tử sau