Content text GIẢI ĐỀ SỐ 043 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong hạt nhân nguyên tử vàng 79 197Au có bao nhiêu hạt nucleon mang điện? A. 276 B. 197 C. 79 D. 118 Câu 2: Một khối khí lí tưởng được nén theo định luật Boyle. Thể tích ban đầu gấp hai lần thể tích sau khi nén thì nhiệt độ của khối khí sau khi nén sẽ? A. không đổi. B. Gấp 2 lần giá trị ban đầu. C. bằng nửa giá trị ban đầu. D. Không xác định được. Câu 3: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn quá trình đẳng tích của khí lí tưởng, biết rằng p, V, T lần lượt kí hiệu áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối? A. B. C. D. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu vật A truyền nhiệt cho vật B khi chúng tiếp xúc thì vật A có nội năng lớn hơn vật B B. Chỉ cần vật trao đổi nhiệt thì nội năng của nó sẽ thay đổi. C. Những vật nhiệt độ cao có nội năng lớn hơn những vật nhiệt độ thấp hơn. D. Nội năng của 1 g nước ở 100∘C nhỏ hơn nội năng của 1 g hơi nước ở 100∘C Câu 5: Nhiệt hoá hơi riêng của một chất là A. nhiệt lượng cần cung cấp để chất đó nóng lên thêm 1 ∘C B. nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó nóng lên thêm 1 ∘C C. nhiệt lượng cần cung cấp để chất đó nóng lên cho đến khi chuyển thể. D. nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó hoá hơi ở nhiệt độ xác định. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Một đoạn dây dẫn chuyển động trong một từ trường. B. Kim nam châm đang chỉ về cực địa lí phía bắc của trái đất. C. Một khung dây đang quay trong từ trường. D. Một nam châm vĩnh cửu được thả rơi thẳng đứng vào một ống nhôm. Câu 7: Sự sắp xếp kim nam châm ở hình nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Mã đề thi 043
Câu 8: Một bình xịt tưới cây như hình bên. Sau khi rót nước vào bình, ta vặn nắp bình cho kín. Dùng tay kéo và đẩy pit tông lên xuống để nén không khí vào trong bình. Nhấn van xả nước để khí trong bình đẩy nước ra ngoài qua vòi xịt. Một bạn học sinh dùng xịt này để tưới cây. Nếu bạn muốn nước xịt ra được mạnh hơn nhưng không điều chỉnh vòi xịt thì bạn cần A. rót nước vào đầy bình, dùng tay kéo và đẩy pit tông liên tục và nhiều lần hơn. Sau đó nhấn van xả nước để nước được xịt ra ngoài B. rót nước vào khoảng hai phần ba bình, lắc đều bình và nhấn van xả nước liên tục để nước được xịt ra ngoài. C. rót nước vào đầy bình và nhấn giữ van xả nước, dùng tay kéo và đẩy pit tông di chuyển đều để nước được xịt ra ngoài. D. rót nước vào khoảng hai phần ba bình, dùng tay kéo và đẩy pit tông liên tục nhiều lần hơn. Sau đó nhấn van xả nước để nước được xịt ra ngoài. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 9 và Câu 10: Một vòng dây kín có diện tích 50dm2 đặt trong từ trường đều sao cho véc tơ cảm ứng từ song song và cùng chiều với véc tơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ưng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình bên. Câu 9: Từ thông qua vòng dây tại thời điểm t = 0,5 s là A. 0,125 Wb B. 0,25 Wb C. 0,5 Wb D. 0,40 Wb Câu 10: Độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây bằng bao nhiêu? A. 2,5 V B. 5,0 V C. 0,5 V D. 0,25 V Câu 11: Cho biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 3,4. 105 J/kg, nhiệt dung riêng là 2, 1.103 J/kg. K. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 100 g nước đá ở nhiệt độ −20∘C là A. 38,2 kJ. B. 19,1 kJ. C. 3,82 kJ. D. 1,91 kJ. Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos100πt (V) vào hai đầu một điện trở R = 100Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở bằng A. 2 A B. 2√2 A C. 1 A D. √2 A Sử dụng các thông tin sau cho câu 13 và câu 14: Đồ thị dưới đây cho thấy số hạt nhân phóng xạ còn lại của một mẫu vật theo thời gian. Đồng vị phóng xạ phân rã thành một nguyên tố không phóng xạ. Câu 13: Dựa vào đồ thị, chu kì bán rã của hạt nhân xấp xỉ là A. 6,8.10 2 s. B. 4,6.10 2 s. C. 5,2.10 2 s. D. 1000 s. Câu 14: Tính độ phóng xạ của mẫu vật vào thời điểm 500 s gần giá trị nào nhất sau đây? A. 6, 1.104 Bq. B. 6, 2.104 Bq. C. 6, 3.104 Bq. D. 6, 4.104 Bq. Câu 15: Cho rằng một hạt nhân Uranium 92 235U khi phân hạch thì tỏa ra năng lượng là 200 MeV. Lấy khối lượng mol của urani 92 235U là 235 g mol. Năng lượng tỏa ra khi 2 g Uranium 92 235U phân hạch hết là A. 9,6. 1010 J. B. 10, 3.1023 J. C. 16, 4.1023 J. D. 16, 4.1010 J. Câu 16: Cho bình A đựng 4 lít nước ở 40∘C và bình B đựng 3 lít nước ở 70∘C. Ta tiến hành rót hết nước ở bình B vào bình A. Bỏ qua hao phí và trao đổi nhiệt của nước với bình và với môi trường xung quanh. Nhiệt độ nước của bình A khi ổn định là: A. 52, 9 ∘C B. 57, 1 ∘C C. 55∘C D. 54, 3 ∘C
Câu 17: Một còi báo động có kích thước nhỏ phát sóng âm trong môi trường đồng chất, đẳng hướng. Ở vị trí cách còi một đoạn 15 m, cường độ sóng âm là 0,25 W/m2. Vậy ở khoảng cách nào từ vị trí của còi thì sóng âm có cường độ bằng 0,01 W/m2? A. 65 m. B. 75 m. C. 85 m. D. 95 m. Câu 18: Khí lí tưởng ở 27∘C gồm helium và argon. Biết khối lượng mol của helium và của argon lần lượt là 4 g/mol và 40 g/mol. Tỉ số giữa tốc độ căn quân phương của helium và của argon là A. 0,32. B. 2,24. C. 3,16. D. 0,45. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhóm học sinh học sinh tìm hiểu về sự truyền năng lượng nhiệt từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn hay ngược lại, có thể thực hiện thí nghiệm với bộ dụng cụ ở hình bên (cả hai cốc đều chưa chứa nước). Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh (1), cốc kim loại (2) và nhiệt kế (3) như hình bên. (II) Họ cho rằng năng lượng nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. (III) Họ đã làm thí nghiệm như sau: Bước 1: Đổ nước từ trong cùng một bình chứa vào hai cốc (1) và (2). Đo nhiệt độ nước ở hai cốc (nhiệt độ ban đầu). Đặt cốc (2) và cốc (1). Sau hai phút, đo nhiệt độ của nước ở hai cốc (nhiệt độ sau). Kết quả thu được ở tất cả các lần đo nhiệt độ đều là 22, 5 ∘C. Bước 2: Giữ nguyên nước trong cốc (1). Đưa cốc (2) ra khỏi cốc (1) và thay nước trong cốc này bằng nước nóng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc (nhiệt độ ban đầu). Đặt cốc (2) chứa nước nóng vào trong cốc (1). Sau hai phút, đo nhiệt độ của nước ở hai cốc (nhiệt độ sau). Kết quả thu được là nhiệt độ nước ở cốc (1) tăng và cốc (2) giảm. (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung (II) a) Nội dung (I) nhóm học sinh không cần kiểm tra các thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm. b) Nội dung (II) là kết luận của nhóm học sinh. c) Nội dung (III) thể hiện việc thực hiện một phần kế hoạch nghiên cứu. d) Trong thí nghiệm ở nội dung (III), nhiệt độ của cốc (1) tăng là do năng lượng nhiệt sẽ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Câu 2: Hình vẽ cho thấy một 'tên lửa nước' được chế tạo từ một chai nhựa 2 lít có gắn cánh. Chai được đổ đầy nước sao cho 1,5 lít không khí bị giữ lại bên trong. Ban đầu không khí bị giữ lại ở nhiệt độ 27∘C ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa. Khối lượng của không khí ban đầu là m0 và khối lượng riêng của không khí ρ0 = 1,2 kg/m3 . Sau đó, không khí được bơm chậm vào tên lửa cho đến khi tổng khối lượng không khí bị giữ lại bên trong bình trở thành 4m0. Giả sử không khí bị giữ lại được giữ ở nhiệt độ 37∘C và thể tích của nó không đổi. a) Khối lượng không khí có trong chai vào thời điểm ban đầu là 1,8. 10−3 kg. b) Áp suất của khối khí tại thời điểm khi tổng khối lượng không khí là 4m0 là 4,13.104 Pa. c) Dựa vào thuyết động học phân tử, các phân tử va chạm với nhau nên áp suất trong bình tăng. d) Độ tăng lực của không khí tác dụng vào bề mặt nước nếu diện tích mặt nước có giá trị 0,014 m2 là 4382 N.