Content text Bài 12. Thiết kế sản phẩm mĩ thuật công nghiệp.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ 3D BÀI 12: THIẾT KẾ SẢN PHẨM MĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Hiểu được vai trò của bản vẽ mĩ thuật trong thiết kế kiểu dáng sản phẩm công nghiệp. - Biết được cách thức phát triển ý tưởng thiết kế sản phẩm trên bản vẽ. - Phác thảo được ý tưởng thiết kế phù hợp với công năng sản phẩm. - Trình bày được ý tưởng sáng tạo và vận dụng trong cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực mĩ thuật: - Hiểu vai trò của bản vẽ mĩ thuật trong thiết kế kiểu dáng sản phẩm công nghiệp. - Thực hiện phát triển ý tưởng thiết kế sản phẩm trên bản vẽ.
2 - Phác thảo được ý tưởng thiết kế phù hợp với công năng sản phẩm. - Trình bày được ý tưởng sáng tạo và vận dụng trong cuộc sống. 3. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng sản phẩm và sự sáng tạo của bạn cũng như sản phẩm do người khác tạo ra. Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. - Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hằng ngày. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, bìa,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giới thiệu bài học, định hướng khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật. c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật. - GV chia HS cả lớp thành 4 đội và trả lời câu hỏi (gồm 12 ô chữ): Cho biết tên gọi của bản vẽ bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt,...), các số liệu ghi kích
3 thước được vẽ theo một quy tắc thống nhất nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn,... của sản phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: B Ả N V Ẽ K Ĩ T H U Ậ T - GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 12 – Thiết kế sản phẩm mĩ thuật công nghiệp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức (25 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế kiểu dáng sản phẩm công nghiệp. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ được giao. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến các hình ảnh và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. 1. Quan sát – Nhận thức Bản vẽ thiết kế bao gồm hình
4 - GV yêu cầu các nhóm khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát – Nhận thức SGK tr.51, 52 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1 + 2: Bản vẽ thiết kế có những hình ảnh, chi tiết gì? + Nhóm 3 + 4: Chức năng của bản vẽ thiết kế sản phẩm là gì? + Nhóm 5 + 6: Những công cụ nào được sử dụng để tạo ra bản vẽ thiết kế? vẽ phác thảo ý tưởng, hình vẽ các chi tiết kết cấu, hình chiếu vuông góc biểu diễn kích thước, hình vẽ phối cảnh vật thể. Bản vẽ thiết kế thể hiện hình dáng, kích thước và giải thích chức năng, cấu trúc, vật liệu,... của một ý tưởng thiết kế. Bản vẽ có thể được thực hiện ở dạng 2D hoặc vẽ mô phỏng 3D trên máy tính tạo ảo giác mô tả vật thể trực quan hơn.