Content text TIM-MẠCH-LỒNG-NGỰC-7-Bài.docx
PHẦN NGOẠI TIM MẠCH – LỒNG NGỰC (104 CÂU) KHÁM CHẤN THƯƠNG – VẾT THƯƠNG NGỰC 1. Phần câu hỏi đúng sai: Câu 1. Dấu hiệu toàn thân trong chấn thương vết thương ngực là: 1. Hầu hết là thể có suy hô hấp nặng. 2. Hay gặp hội chứng chèn ép tim cấp. 3. Tuỳ theo từng ca bệnh, có thể ít thay đổi, hoặc biểu hiện mất máu hoặc suy hô hấp nặng. 4. Gồm thể thông thường (ít thay đổi), thể có suy hô hấp nặng, thể có mất máu nhiều. S S Đ Đ Câu 2. Đặc điểm hình ảnh X Quang ngực thẳng trong chấn thương, vết thương ngực kín là: 1. Thấy thương tổn rõ và điển hình với tư thế chụp đứng. 2. Hình ảnh mức nước – mức hơi đặc trưng cho tràn máu – tràn khí khoang màng phổi. 3. Chắc chắn thấy hình ảnh gẫy xương sườn gãy di lệch nếu có gãy xương sườn. 4. Tư thế chụp nằm cho hình ảnh tương tự như tư thế chụp đứng Đ Đ S S Câu 3. Trong chấn thương - vết thương ngực, khám bằng sờ có thể thấy: 1. Điểm đau chói của gãy xương sườn, tràn khí dưới da. 2. Mảng sườn di động, tràn máu khoang màng phổi. 3. Tràn khí dưới da, đếm tần số thở. 4. Lồng ngực mất cân đối, biên độ hô hấp giảm bên tổn thương. Đ S Đ S Câu 4. Kỹ thuật chọc dò khoang màng phổi trong chấn thương, vết thương ngực: 1. Là liệu pháp quan trọng, có chỉ định trong mọi trường hợp. 2. Vị trí chọc dò khí qua khoang liên sườn 2 đường giữa đòn. 3. Dịch hút máu ra là máu không đông. 4. Vị trí chọc dò máu càng cao càng tốt. S Đ Đ S 2. Phần MCQ: lựa chọn ý đúng nhất. Câu 1: Các dạng thương tổn giải phẫu thường gặp tại thành ngực trong chấn thương ngực kín là: A. Gãy xương sườn, tràn máu – tràn khí màng phổi, đụng dập nhu mô phổi. B. Đụng dập nhu mô phổi, mảng sườn di động, tràn khí khoang màng phổi. C. Tràn máu – tràn khí khoang màng phổi, thủng thành ngực. D. Mảng sườn di động, tràn máu khoang màng phổi. A. Câu 2: Các dạng thương tổn giải phẫu thường gặp trong vết thương ngực hở là: A. Gãy nhiều xương, tràn máu – tràn khí khoang màng phổi, đụng dập nhu mô phổi. B. Vết thương nhu mô phổi, thủng cơ hoành, vết thương gan. C. Tràn khí khoang màng phổi nhiều, thủng thành ngực. D. Thủng thành ngực, tràn máu – tràn khí khoang màng phổi, vết thương nhu mô phổi. D. Câu 3: Điều kiện cần và đủ để gây mảng sườn di động thể bên là: A. Gãy nhiều xương sườn liên tiếp nhau. B. Gãy từ ba xương sườn trở lên, mỗi xương phải bị gãy thành nhiều đoạn. C. Gãy từ ba xương sườn liên tiếp trở lên và mỗi xương có ít nhất hai điểm gãy. D. Gãy một loạt sụn sườn ở hai bên xương ức. C Câu 4: Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất trong chấn thương, vết thương ngực là: A. Đau ngực, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi. B
A. Đủ yêu cầu, đúng quy định vì kỹ thuật viên X Quang tự biết cách chụp đúng. B. Chưa đủ và đúng, cần ghi là “chụp ngực thẳng” C. Chưa đủ và đúng, cần ghi là “chụp ngực thẳng, tư thế nằm” D. Chưa đủ và đúng, cần ghi là “chụp ngực thẳng, tư thế đứng” KHÁM MẠCH MÁU NGOẠI VI 1. Phần câu hỏi MCQ thông thường (lựa chọn 1 ý Đúng/Đúng Nhất) Câu 1: Đặc điểm giải phẫu bệnh của vết thương động mạch chi là: A. Thường do dao - vật nhọn đâm; động mạch bị vết thương đứt bán phần hoặc vết thương đứt rời mạch; ít tổn thương tuần hoàn phụ nếu vết thương nhỏ. B. Thường do đứt gãy, trật khớp; động mạch bị vết thương bên hoặc vết thương đứt rời mạch; tuần hoàn phụ động mạch bị đứt nhiều. C. Hay gặp nguyên nhân do đạn bắn, động mạch chi dập nát đoạn dài; tuần hoàn phụ động mạch ít tổn thương nếu vết thương nhỏ. D. Rất hy gặp ở chi dưới do tai nạn giao thông, động mạch bị rách và mất đoạn dài, tuần hoàn phụ động mạch bị đứt nhiều. A. Câu 2: Đặc điểm giải phẫu bệnh của chấn thương động mạch chi là: A. Thường do dao – vật nhọn đam; động mạch bị vết thương bên hoặc bết thường đứt rời mạch; tuần hoàn phụ động mạch ít tổn thương nếu vết thương nhỏ. B. Thường do gãy xương - trật khớp, động mạch bị vết thương bên hoặc vết thương đứt rời mạch; hay gặp ở chấn thương chi trên. C. Thường do gãy xương - trật khớp, động mạch bị dập nát và mất đoạn dài; tuần hoàn phụ động mạch ít tổn thương. D. Thường do gãy xương – trật khớp ở vùng quanh gối và khuỷu; động mạch bị đụng dập và huyết khối, có thể mất 1 đoạn dài hay chỉ co thắt mạch, tuần hoàn phụ động mạch bị mất nhiều. D Câu 3: Đặc điểm giải phẫu bệnh của tắc động mạch chi cấp tính là: A. Thường do huyết khối hình thành trong động mạch, hay gặp ở chi trên – nhất là động mạch cánh tay. B. Thường do huyết khối từ tim bong ra, chủ yếu gặp ở chi dưới – nhất là động mạch đùi nông. C. Di dị vật (huyết khối, mảnh sùi,…) từ ổ bệnh căn phía thượng lưu bong ra và trôi đi, gây tắc động mạch chi, vị trí tắc ban đầu thường ở ngã ba các động mạch lớn. D. Do dị vật (huyết khối, mảnh sùi,…) từ ổ bệnh căn phía thượng lưu bong ra và trôi đi, gây tắc động mạch chi, vị trí ban đầu thường ở thân các động mạch lớn. C Câu 4: Diễn biến sinh lý bệnh của thương tổn động mạch chi cấp tính (chấn thương, vết thương, tắc mạch cấp) sẽ qua giai đoạn thiếu máu chi còn hồi phục rồi đến thiếu máu không hồi phục chi. Thời gian của giai đoạn thiếu máu còn hồi phục thường là: A. Dưới 24h ở chi trên và dưới 12h ở chi dưới. B. Trung bình khoảng 6h, tuỳ thuộc: vị trí tổn thương động mạch, mức độ thương tổn phần mềm và tuần hoàn phụ, tình trạng huyết động của bệnh nhân. C. Trong vòng 24h, tuỳ thuộc: vị trí thương tổn động mạch, mức độ thương tổn phần mềm và tuần hoàn phụ, toàn trạng của bệnh nhân. D. Trong vòng 3-5 ngày, tuỳ thuộc: vị trí tổn thương động mạch, mức độ thương tổn phần mềm và tuần hoàn phụ, toàn trạng của bệnh nhân. B
Câu 5: Hội chứng thiếu máu cấp tính chi ở giai đoạn thiếu máu chi còn hồi phục gồm các triệu chứng sau: A. Chi lạnh, mất mạch, mất vận động – cảm giác ngọn chi. B. Chi nhợt, lạnh, mất mạch, sưng nề - đau bắp cơ. C. Chi nhợt, lạnh, mất mạch, giảm vận động và cảm giác ngọn chi. D. Chi lạnh, mạch yếu, mất vận động – cảm giác ngọn chi. C Câu 6: Các triệu chứng báo hiệu hội chứng thiếu máu chi cấp tính bắt đầu chuyển sang giai đoạn thiếu máu không hồi phục là: A. Mất vận động – cảm giác ngọn chi, sưng nề - đau bắp cơ. B. Mất mạch, đầu chi tím đen, mất vận động và cảm giác ngọn chi. C. Mất vận động, cảm giác ngọn chi, cứng khớp tử thi. D. Cứng khớp tử thi, nốt phòng nước, ngọn chi tím. A. Câu 7: Thăm dò chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất trong khám thương tổn động mạch chi cấp tính là: A. Chụp động mạch chi chọn lọc. B. Chụp cắp lớp da dãy có dựng hình động mạch chi. C. Chụp cộng hưởng từ chị. D. Siêu âm Doppler mạch chi. D 2. Câu hỏi đúng sai. Câu 1. Dấu hiệu cơ năng của thiếu máu chi của các thương tổn mạch chi cấp tính (chấn thương, vết thương, tắc mạch) trong vài giờ đầu ngay sau khi bị thương. A. Mất vận động và cảm giác ngọn chi. B. Đau nhức và mất vận động ngọn chi, giảm cảm giác ngọn chi. C. Tê bì, giảm cảm giác phiá ngọn chi. D. Giảm vận động ngọn chi S S Đ Đ Câu 2. Triệu chứng tại chỗ tổn thương trong vết thương động mạch chi là: A. Vết thương nằm trên đường đi mạch máu, không chảy máu do đã sơ cứu, có khối máu tụ quanh vết thương. B. Vết thương trên đường đi mạch máu, chảy máu rất nhiều qua vết thương. C. Vùng xây xát da – tụ máu trên đường đi mạch máu. D. Chi biến dạng, lệch trục, sưng nề bất thường. Đ Đ S S Câu 3: Triệu chứng thường gặp tại chỗ tổn thương mạch chi trong chấn thương động mạch chi là: A. Chảy máu nhiều, điển hình là phun thành tia. B. Chi sưng nền, biến dạng, lệch trục. C. Triệu chứng của gãy xương và trật khớp. D. Khối máu tụ theo nhịp của tim S Đ Đ S Câu 4: Vai trò của thăm dò chẩn đoán hình ảnh trong thắm khám các thương tổn động mạch chi cấp tính (chấn thương, vết thương, tắc mạch) A. Là biện pháp rất quan trọng, bắt buộc phải làm. B. Đóng vai trò quyết định, có thay thế khám HC thiếu máu chi cấp tính. C. Hỗ trợ cho khám LS trong chẩn đoán và xử trí. D. Chỉ cần siêu âm Doppler mạch là đủ trong hầu hết các trường hợp S S Đ Đ